TRÍ TUỆ GIẢ TẠO - INTERNET ĐÃ LÀM GÌ CHÚNG TA- - Trang 239

hướng tiếp thu và xử lý cùng lúc nhiều loại hình thông tin khác nhau sẽ vẫn
tiếp tục”. Dù vậy, chúng ta cũng không cần phải lo lắng, bởi “phần mềm
con người” của chúng ta sẽ “theo kịp công nghệ máy móc đã khiến thông
tin trở nên phong phú nhất có thể”. Chúng ta sẽ “tiến hóa” để trở thành

những người sử dụng thông tin nhanh nhẹn hơn.

[426]

Người viết bài cho

trang nhất của tạp chí New York thì cho rằng khi chúng ta trở nên quen
thuộc với “nhiệm vụ của thế kỷ XXI” trong việc “lướt nhanh qua” những
thông tin trực tuyến vặt vãnh, “cơ cấu của bộ não tất yếu sẽ phải thay đổi để
xử lý thông tin hiệu quả hơn”. Chúng ta có thể đánh mất năng lực “tập trung
trọn vẹn vào một nhiệm vụ phức tạp”, nhưng bù lại, chúng ta sẽ thu nạp
được những kỹ năng mới, chẳng hạn như khả năng “thực hiện đồng thời 34

cuộc hội thoại trên 6 kênh truyền thông khác nhau”.

[427]

Một nhà kinh tế

học nổi tiếng viết một cách hứng khởi rằng “Internet cho phép chúng ta
mượn thế mạnh nhận thức từ bệnh tự kỷ và trở nên những người tiêu thụ

thông tin tốt hơn”.

[428]

Một tác giả của Atlantic đề xuất rằng “chứng rối

loạn thiếu tập trung dựa trên công nghệ” của chúng ta có thể là “một vấn đề
trong ngắn hạn”, bắt nguồn từ sự phụ thuộc của chúng ta vào “những thói
quen nhận thức được phát triển và hoàn thiện trong kỷ nguyên của dòng
chảy thông tin giới hạn”. Còn việc phát triển những thói quen nhận thức
mới là “phương pháp tiếp cận duy nhất có thể đứng vững được để vượt qua

kỷ nguyên của sự kết nối tức thì”.

[429]

Những tác giả này chắc chắn đúng khi tranh luận rằng chúng ta đang được
định hình bởi môi trường thông tin quanh mình. Khả năng thích nghi về trí
não, được gắn với những hoạt động sâu xa nhất của bộ não, đóng vai trò
then chốt trong lịch sử tri thức. Tuy nhiên, nếu trong khẳng định của họ có
bất kỳ sự an ủi nào thì nó cũng rất lạnh nhạt. Sự thích nghi khiến chúng ta
thích hợp hơn với hoàn cảnh, nhưng xét về mặt chất lượng, đó là một quá
trình trung tính. Cuối cùng, điều quan trọng không nằm ở quá trình biến đổi
của chúng ta mà ở chỗ chúng ta sẽ trở thành cái gì. Trong những năm 1950,
Martin Heidegger đã nhận định rằng “xu thế phát triển công nghệ” đang dần

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.