Tiếp đó, các nhà nghiên cứu tiến hành một thí nghiệm tương tự đối với một
nhóm đối tượng khác. Thay vì đi dạo, những đối tượng này chỉ cần ngắm
những bức tranh phong cảnh đồng quê thanh bình hay phố phường đông
đúc. Kết quả cũng tương tự. Những người ngắm tranh phong cảnh thiên
nhiên có khả năng kiểm soát sự tập trung tốt hơn rất nhiều. Các nhà nghiên
cứu kết luận: “về cơ bản, sự tương tác ngắn và đơn giản với tự nhiên có thể
tạo ra sự tăng cường đáng kể trong kiểm soát nhận thức”. Dành thời gian
trong thế giới tự nhiên dường như đóng vai trò “quan trọng thiết yếu” đối
với “hoạt động nhận thức hiệu quả”.
[422]
Trên Internet không hề có Sleepy Hollow, không thể có những địa điểm
thanh bình, nơi sự tĩnh lặng có thể thực hiện phép màu phục hồi của nó. Ở
đó chỉ có những tiếng ồn ào bất tận và đầy mê hoặc của đường phố thành
thị. Những yếu tố kích thích của mạng Internet, cũng giống như những kích
thích của thành phố, có thể tiếp thêm sinh lực và truyền cảm hứng. Chúng ta
không muốn bỏ lỡ lợi ích đó. Tuy nhiên, chúng cũng làm chúng ta kiệt sức
và mất tập trung. Theo ý của Hawthorne, chúng có thể dễ dàng lấn át các
trạng thái yên tĩnh hơn của suy nghĩ. Một trong những mối nguy hại lớn
nhất mà chúng ta gặp phải khi tự động hóa công việc của trí óc, khi nhường
quyền kiểm soát dòng suy nghĩ và trí nhớ cho một hệ thống điện tử đầy
quyền lực, đó chính là thứ tạo nên những mối quan ngại cho cả nhà khoa
học Joseph Weizenbaum và nghệ sĩ Richard Foreman: sự xói mòn dần dần
tính nhân bản và nhân văn.
Không chỉ những suy nghĩ sâu sắc mới cần một tâm trí điềm tĩnh và tập
trung. Sự cảm thông và lòng trắc ẩn cũng cần điều đó. Các nhà tâm lý học
trong một thời gian dài đã nghiên cứu cách con người trải nghiệm nỗi sợ hãi
và phản ứng với những mối đe dọa vật chất, nhưng chỉ gần đây họ mới bắt
đầu nghiên cứu nguồn gốc của những bản năng phi thường. Theo Antonio
Damasio, giám đốc Học viện Sáng tạo và Não bộ của Use, những phát hiện
của họ là những cảm xúc cao độ xuất phát từ những quá trình thần kinh