Chương 5: PHƯƠNG TIỆN CÓ BẢN CHẤT TỔNG QUÁT NHẤT
Mùa xuân năm 1954, khi những chiếc máy tính số đầu tiên bắt đầu được sản
xuất hàng loạt, Alan Turing, một nhà toán học lỗi lạc người Anh, đã tự tử
bằng cách ăn một trái táo có chứa xyanua - hành động này khiến chúng ta
đua ra kết luận rằng một phần của quả táo đã được hái xuống từ cây tri thức
với chi phí không thể tính được. Trong suốt cuộc đời ngắn ngủi của mình,
Turing sống như một “người vô tội của thế giới bên kia”
[140]
, theo cách
gọi của một nhà viết tiểu sử. Trong Thế chiến thứ hai, ông đóng vai trò quan
trọng trong việc giải mã Enigma, một máy đánh chữ tinh vi mà phát xít Đức
từng dùng để mã hóa và giải mã các mệnh lệnh quân sự và nhiều thông điệp
nhạy cảm khác. Việc giải mã Enigma là một thành tựu vĩ đại giúp xoay
chuyển tình thế cuộc chiến và đảm bảo thắng lợi cho phe Đồng minh. Tuy
nhiên nó không giúp Turing khỏi tình trạng bẽ mặt khi bị bắt giam một vài
năm sau đó vì có quan hệ với một người đàn ông khác.
Ngày nay người ta nhớ đến Alan Turing nhiều nhất với vai trò là người phát
minh ra thiết bị điện toán ảo đóng vai trò là hình mẫu cho máy tính hiện đại
ngày nay. Ông chỉ 24 tuổi và mới được làm nghiên cứu sinh tại Đại học
Cambridge khi giới thiệu một thứ sau này được gọi là máy Turing trong một
bài nghiên cứu năm 1936 có tiêu đề “On Computable Numbers, with an
Application to the Entschei- dungsproblem” (“về những số có thể tính
được, với ứng dụng vào bài toán Quyết định”). Mục đích của Turing khi
viết bài nghiên cứu là nhằm chứng minh rằng không có hệ thống logic hay
toán học hoàn hảo - rằng sẽ luôn có những mệnh đề không thể chứng minh
đúng hay sai và sẽ mãi mãi “không thể tính được”. Để chứng minh luận
điểm này, ông tạo ra một máy tính số đơn giản có thể tuân theo các chỉ dẫn
được mã hóa và có thể đọc, viết và xóa các ký tự. Ông cho rằng có thể lập