dụng nó một năm − nên nó là tài sản. Và bạn sẽ theo dõi nó trên bảng cân đối kế
toán.
Mỗi tháng, đương nhiên, bạn sẽ phải cắt chuyển 5.000 đô-la ra khỏi dòng tài
sản trả trước trên bảng cân đối kế toán, và đưa nó vào báo cáo kết quả kinh doanh
dưới dạng khoản tiền thuê. Đó là chi phí trả trước, và “mục kê khai” được dùng để
ghi nhận những khoản chưa chi trên bảng cân đối kế toán được gọi là tài sản trả
trước. Dù các thuật ngữ này không dễ hiểu, nhưng hãy lưu ý rằng phương pháp
thực hành vẫn tuân theo nguyên tắc thận trọng: chúng ta theo dõi tất cả các khoản
chi đã biết, và chúng ta cũng theo sát những gì mình trả trước.
Tuy nhiên, nghệ thuật tài chính có thể len vào đây, vì vẫn có chỗ cho phán
đoán về cái gì cần trả trước và cái gì cần ghi sổ trong một kỳ cụ thể. Chẳng hạn, giả
sử công ty bạn đang lên một chiến dịch quảng cáo rầm rộ. Toàn bộ công việc hoàn
tất vào tháng Một, và phí tổn lên đến 1 triệu đô-la. Các kế toán viên có thể quyết
định rằng chiến dịch này sẽ mang lại lợi ích cho công ty trong hai năm, nên họ sẽ
ghi sổ 1 triệu đô-la đó như tài sản trả trước, và ghi nhận 1/24 chi phí vào báo cáo
kết quả kinh doanh mỗi tháng. Một doanh nghiệp đang có một tháng khó khăn có
thể quyết định rằng đây là hướng đi đúng đắn nhất − nói cho cùng thì trừ dần 1/24
của 1 triệu đô-la khỏi lợi nhuận vẫn tốt hơn là trừ một lần cả 1 triệu đô-la. Nhưng
sẽ thế nào nếu tháng Một là tháng hoạt động tuyệt vời? Công ty có thể quyết định
“ghi chi phí” của cả chiến dịch − trừ tất cả vào doanh thu tháng Một − vì, thì đấy,
họ không biết chắc chiến dịch có giúp tạo ra doanh thu trong hai năm tới không.
Hiện tại, họ có một chiến dịch quảng cáo đã được thanh toán toàn bộ, và lợi nhuận
trong các tháng sắp tới sẽ tăng lên tương ứng. Trong một thế giới hoàn hảo, các kế
toán viên của chúng ta sẽ có một quả cầu thủy tinh cho phép tiên đoán chính xác
chiến dịch quảng cáo có thể mang lại doanh thu trong bao lâu. Nhưng vì chưa có
một công cụ như thế, nên họ buộc phải dựa vào các ước tính.
Vâng, đó là những gì về tài sản. Cộng tổng tất cả lại với nhau, cùng với bất kỳ
khoản mục nào khác mà bạn tìm thấy, bạn sẽ ra được “tổng tài sản” ở dòng cuối
cùng của bên trái bảng cân đối. Bây giờ là lúc chuyển sang bên còn lại − nợ phải trả
và vốn chủ sở hữu.