TRIẾT HỌC - Trang 83

Những thí dụ trên còn minh họa một điểm quan trọng khác. Không chỉ

là chủ nghĩa tương đối, đặc thù về một vấn đề nào đó, còn là vấn đề nó là
tương đối đối với cái gì: với cá nhân, với một xã hội, một nền văn hóa (lại
còn có rất nhiều xã hội đa văn hóa), một thời kì lịch sử, hay là cái gì khác
nữa. Những dạng này của chủ nghĩa tương đối, giống như về ‘ẩm thực’, có
thể tập trung hợp lí vào cá nhân, có một lợi thế lớn: không giống những xã
hội, những nền văn hóa, và những thời kì, thật rõ ràng là một cá nhân khởi
đầu và kết thúc nơi đâu. Nếu những người châu Âu không nên mang những
chuẩn mực khoa học của họ áp đặt lên những niềm tin ở châu Phi về ma
thuật, liệu họ có thể đem chúng áp đặt một cách đúng đắn lên những niềm
tin ở châu Âu về ma thuật? Hoặc là chỉ trên những niềm tin đương đại ở
châu Âu về ma thuật? Hãy tưởng tượng chính bạn sống chung chạ với
những người, theo thông lệ và không hề có day dứt về đạo đức, vẫn bỏ mặc
cho chết những trẻ sơ sinh mà họ không muốn có (vẫn tồn tại những xã hội
như vậy). Liệu bạn có thể nói ‘Ồ, tốt thôi. Thì họ nghĩ như vậy mà, đó là nền
văn hóa về mặt đạo đức của họ, của chúng ta thì khác’, như thể ‘Họ nói
tiếng Pháp, còn chúng ta nói tiếng Anh’? Kinh nghiệm cay đắng cho thấy
rằng nhiều người không cho là có thể dễ dàng như vậy.

Tôi sẽ là người hướng dẫn tồi nếu tôi khiến bạn có ấn tượng rằng một

đoạn ngắn gọn lại có thể thanh toán xong vấn đề chủ nghĩa hoài nghi về mặt
đạo đức và tri thức, mà không báo trước. Dù vậy, hãy lưu ý rằng trong một
số lĩnh vực chủ nghĩa tương đối sẽ phải gánh chịu một chuyến đi gian nan.
Chuyến đi là gian nan về mặt lí thuyết, vì sự khó khăn khi phải phát biểu rõ
ràng là chủ nghĩa hoài nghi thực sự muốn nói gì và không muốn nói gì; và là
gian nan trên thực tế, vì sự khó khăn phải ở trạng thái chờ đợi khi thời điểm
quyết định tới.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.