TRIẾT HỌC - Trang 81

lại. Trong một đoạn Sextus biện luận rằng không có lí do để dành ưu tiên
cho cách mà một sự thể nào đó xuất hiện trước một người giáo điều
[dogmatist] với cách mà cũng sự thể đó xuất hiện trước một con chó [dog].
Đôi khi người đọc sẽ bắt gặp ông biện luận từ những tiền đề mà một người
hoài nghi có thể cho là không đáng tin cậy. Có lẽ ông và những người theo
chủ thuyết Pyrrho, không phải lúc nào cũng nhằm tới muôn đời sau, mà là
tới những người đương thời của họ - và cảm thấy rằng điều mà họ chấp nhận
có thể được dùng một cách chính đáng để chống lại những người đó.

Ngày nay, người ta thường gặp vấn đề là điểm chủ yếu của một chủ

nghĩa hoài nghi toàn diện là gì - vấn đề được đặt ra có tính tu từ, với hàm ý
là có thể chẳng có điểm chủ yếu nào. Nhưng chắc chắn là những người theo
chủ thuyết Pyrrho nghĩ rằng chủ nghĩa hoài nghi của họ có một điểm chủ
yếu: đạt được thành tựu là sự tĩnh lặng trong tâm trí, sự không bị phiền lụy,
ataraxia. Họ có biết đôi điều về sự thanh thản của tâm trí. Nếu bạn muốn
nhấn mạnh vào chân lí trong quan điểm của bạn, hãy nhớ rằng có một cái
giá phải trả: cuộc sống sẽ trở thành một cuộc cãi lộn ầm ĩ không bao giờ dứt
của trí tuệ. Và nếu cuộc cãi lộn ầm ĩ đó chỉ là về mặt trí tuệ, thì bạn còn là
may mắn; đặc biệt trong tôn giáo và chính trị, những chuyện cãi lộn đó
thường có kết cục là đánh bom và thiêu đốt. Tôi nghĩ rằng họ còn biết một
điều gì khác nữa: một mặt, những sự thể xuất hiện trực tiếp trước các giác
quan của chúng ta ra sao; mặt khác, những sự thể đó thực sự ra sao; việc
chuyển từ mặt này sang mặt khác là một công cuộc chậm rãi hơn nhiều,
nhiều hiểm họa hơn, mất nhiều công sức hơn, so với những gì mà nhiều
người đương thời của họ đã quan niệm.

Kế hoạch hoài nghi ưa thích của những người theo chủ thuyết Pyrrho

nhắc nhở chúng ta rằng việc một sự thể xuất hiện như thế nào thì không chỉ
tùy thuộc vào sự thể đó: còn tùy thuộc vào tình trạng của người mà sự thể đó
xuất hiện trước người đó; và vào phương tiện qua đó nó xuất hiện. Điều này
dẫn chúng ta tới ‘chủ nghĩa’ cuối cùng của chúng ta: chủ nghĩa tương đối
(relativism).Chủ nghĩa tương đối không phải là một học thuyết cụ thể, mà là
một loại học thuyết - có lẽ tôi có thể nói thêm, một loại rất thịnh hành trong

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.