TRIẾT HỌC KANT - Trang 137

Kant gọi các quan niệm thuần túy là phạm trù. Ông lại phân biệt trí năng

thuần túy và trí năng thường nghiệm: điều này rất quan trọng vì ông luôn
tìm kiếm nguồn gốc của cái thường nghiệm, nơi cái thuần túy. Như vậy
trong danh từ của ông, siêu nghiệm là nguồn gốc của cái thường nghiệm, và
thuần túy là mô hình của những cái thường nghiệm. Và thay vì cái bảng
những phạm trù trên kia, nay ta có bảng các phạm trù như sau:

I. - Phạm trù lượng tính:

Nhất thể (unité)
Đa thể (pluralité)
Toàn thể (totalité)

II. - Phạm trù phẩm tính:
Thực tại (réalité)
Phủ định (négation)

Hạn định (limitation)
III. - Phạm trù tương quan:
Bản thể và tùy thể.

Nguyên nhân và hậu quả.
Tùy thuộc.
Cộng đồng (hành động hỗ tương)

IV. - Phạm trù hình thái:
Khả hữu Bất khả
Hiện hữu Không hiện hữu

Tất yếu Bất tất.
Phạm trù là cái khuôn đúc nên những phán đoán: đó là những cái khuôn

rỗng (thuần túy) mà ai làm người cũng được Tạo Hóa ban cho. Với những
khuôn khổ nhất định này, con người sẽ lãnh nhận những vật liệu nơi thiên
nhiên để kiến tạo nên những tri thức cho mình. Như vậy những quan niệm
của Kant khá giống với những “nguyên điển hình” trong triết học Platon.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.