loại trên chi nhắm một hạn từ nào đó của mệnh đề thôi, hai loại dưới mới
nhắm tương quan giữa những hạn từ của một mệnh đề hoặc giữa nhiều
mệnh đề với nhau.
Nhìn vào từng loại, ta thấy loại lượng tính nhắm chủ từ của mệnh đề.
Chủ từ có thể là tất cả mọi người, tất cả mọi cái bàn, tất cả mọi trường hợp
v.v.., hoặc có thể chỉ là anh Ba, cái bàn này, trường hợp này, và sau cùng có
thể là một hạng đặc biệt (thí dụ những người giỏi toán trong lớp này, những
người đã quá 21 tuổi trong làng này, những chiếc đĩa có hoa trên bàn ăn
này). Nên chú ý cách phân đôi lẻ ba của Kant được áp dụng nơi cả 4 loại
phán đoán: thoạt đầu ông phân đôi, một bên là tất cả và một bên chỉ có một.
Sau đó ông lảy ra hạng ở lưng chừng hai thứ kia.
Loại phẩm tính nhắm động từ của mệnh đề. Kant nhấn mạnh phải phân
biệt những mệnh đề khẳng định và những mệnh đề bất định. Chẳng hạn khi
nói “linh hồn bất diệt” thì khác và khi nói “linh hồn không khả diệt” thì lại
khác: câu trên đưa ra một phán quyết, câu dưới chỉ chối mà không quyết gì,
vì chỉ nói linh hồn không ở vào lãnh vực những cái khả diệt thôi, chứ chưa
quyết nó ở vào lãnh vực bất diệt như câu trên. Thí dụ trên bảng đen ta vạch
một vòng tròn rồi tô trắng diện tích hình tròn này: nếu tôi nói “điểm A ở
trong vòng trắng” hoặc “điểm A ở phần bảng đen”, thì hai câu cùng là
khẳng định; còn như nói “điểm A không ở trong vòng trắng” hoặc “điểm A
ở phần bảng đen”, thì hai câu cùng là khẳng định; còn như nói “điểm A
không ở trong vòng trắng” thì chỉ là một câu bất định thôi.
Loại các phán đoán về tương quan, thì có tương quan giữa chủ từ và
thuộc từ, rồi tương quan giữa nhân và quả, sau cùng là tương quan giữa
nhiều thành phần của một cộng đồng. Tương quan giữa chủ từ và thuộc từ
được coi là nhất thiết. Thí dụ: cái bàn này vuông, anh Ba là con ông Tư.
Tương quan giữa nhân và quả được coi là giả thiết. Thí dụ: hễ có A thì có
B; hễ anh đến thì tôi cho; nếu có pháp luật thì những kẻ gian ác phải được
trừng trị. Sau cùng những tương quan giữa nhiều thành phần, nhiều chủ từ:
những tương quan này có tính chất phân đôi, nghĩa là có thể do cái này mà
cũng có thể tại cái kia. Thí dụ của Kant đưa ra là “Vũ trụ được tạo thành