những nguyên tắc hành động của trí năng thuần túy trong công việc tri thức:
đó là những nguyên tắc về trực giác, về tri giác và kinh nghiệm, về tri thức
khoa học.
A. PHÂN TÍCH PHÁP CÁC QUAN NIỆM
Kant dành phần này bàn về những yếu tố cấu tạo nên những phán đoán,
tức những tri thức của ta. Mỗi nhận định, mỗi tri thức của ta chẳng phải là
những phán đoán sao? Nhân đó ông định nghĩa “trí năng là khả năng phán
đoán"
. Cũng nghiên cứu về phán đoán, Aristote đã đứng về phía đối
tượng khách quan, nên đã đưa ra 10 phạm trù của luận lý học hình thức cổ
điển: bản thể, lượng tính, phẩm tính, hành động, tương quan, tùy thuộc,
không gian, thời gian và tình trạng. Trong 10 phạm trù của Aristote, người
ta dễ dàng nhận thấy một bên là phạm trù “bản thể” để nói về chủ từ, tức
đối tượng còn 9 phạm trù kia thuộc loại các “tùy thể”. Theo Aristote, khi ta
nói, tức phán đoán về sự vật, nhất định ta có những quan niệm trong số 10
phạm trù kia, và chỉ trong số 10 phạm trù kia, và chỉ trong số 10 phạm trù
đó thôi. Áp dụng các phạm trù của Aristote vào thực tế, chúng ta có những
câu như: “Anh Búa (bản thể), con ông Rìu (tùy thuộc), đang làm bài (hành
động) thì bị trúng đạn (thụ động), ở nhà cha mẹ anh (không gian), hôm qua
(thời gian), nay anh nằm liệt (tình trạng)”. Kant phê bình các phạm trù của
Aristote và cho đó là những phạm trù của lãnh vực thường nghiệm và thông
thường. Trái lại luận lý học của ông nhắm lãnh vực siêu nghiệm và nghiên
cứu về chính khả năng phán đoán của con người. Nhân đó ông viết: “Trí
năng là khả năng phán đoán, và như ta biết, nó là khả năng suy tưởng: suy
tưởng là tri thức bàng quan niệm vì quan niệm là cái có thể được quy về bất
cứ đối tượng nào sẽ được ta xác định”
Ta tri thức bằng quan niệm. Bao nhiêu quan niệm là bấy nhiêu hình thái
hành động của trí năng. Những quan niệm của Kant không do kinh nghiệm
mà có như kiểu các phạm trù của Aristote. Quan niệm của triết Kant là một
cái gì tự phát, vì nó là hành vi tự nhiên của trí năng con người; nói cách
khác, quan niệm không do kinh nghiệm mà ngược lại chúng là điều kiện để