con người biết sự vật theo cách đã bị sự vật kích động, sau đó nhờ trí năng
con người mới thực sự nhận thức sự vật. Nói cách khác, cảm giác mang đến
cho ta những dữ kiện về sự vật, và trí năng mới thực sự phán quyết, tức tri
thức sự vật. Như vậy, chức vụ của trí năng là “suy tưởng”, tức nhận thức sự
vật.
Trước khi đi vào luận lý học siêu nghiệm để tìm hiểu chức vụ của trí
năng thuần túy, Kant đã tỉ mỉ phân biệt các bại luận lý học như sau. Vậy
Luận lý học được chia làm hai loại: luận lý học tổng quát bàn về những
nguyên tắc của tri thức khoa học nói chung - và luận lý học chuyên biệt bàn
về những nguyên tắc hướng dẫn từng khoa học nói riêng. Rồi khoa Luận lý
học tổng quát lại được chia làm: luận lý học tổng quát hình thức (như luận
lý học Aristote) bàn về những định luật chi phối công việc suy luận, - và
luận lý học tổng quát áp dụng bàn về những điều kiện chủ quan của tri thức,
như ta thấy nơi khoa tâm lý học. Nhưng theo Kant, tất cả các khoa luận lý
học trên đây chưa đi vào chỗ sâu xa nhất của trí năng con người, bởi vậy
khoa luận lý học siêu nghiệm của ông được coi là thực hiện một công việc
hết sức nền tảng: khoa này nghiên cứu về những quan niệm tiên thiên của
trí năng xét như chúng có thể được quy về (áp dụng vào) những sự vật một
cách tiên thiên. Vậy khoa Luận lý học siêu nghiệm có nhiệm vụ nghiên cứu
về nguồn gốc, phạm vị và giá trị các tri thức thuần túy của ta, xét như chúng
có thể được áp dụng một cách tiên thiên vào các đối tượng
Luận lý học siêu nghiệm chia làm hai phần: Phân tích pháp siêu nghiệm
và Biện chứng pháp siêu nghiệm. Phân tích pháp siêu nghiệm là phần bàn
về những yếu tố đưa ta tới chân lý, tức tri thức khoa học ? Kant gọi phần
Phân tích pháp siêu nghiệm này là “luận lý học của chân lý”
. Còn Biện
chứng pháp siêu nghiệm thì luận về những hành vi bị coi là quá trớn của trí
năng con người khi nó vượt quá khả năng tri thức của mình: Kant gọi phần
Biện chứng này là “luận lý học về ảo giác”
.
Đến lượt Phân tích pháp siêu nghiệm lại chia làm hai phần: Phân tích
pháp các yếu tố bàn về những yếu tố của tri thức, tức các quan niệm thuần
túy cũng gọi là các phạm trù, - và Phân tích pháp các nguyên tắc bàn về