là liên can đến sự hiện hữu, chứ không liên can gì đến nội dung của quan
niệm. Cho nên định đề một luận về cái có thể có, rồi định đề hai bàn về cái
hiện đang có hay hiện không có đây, và dưới đây thì định đề ba sẽ đề cập
đến những thực tại nhất thiết phải có hoặc loại có hay có cũng chẳng sao.
c.- “Cái gì thích ứng với thực tại bởi những điều kiện phổ quát của kinh
nghiệm thì được coi là tất yếu” . Nhưng Kant nói ngay rằng không một hiện
hữu nào được ta tri thức một cách tất yếu. Nói cách khác, ta không thể có tri
thức về những bản thể tất yếu, vì tri thức con người là tri thức hiện tượng.
Bởi vậy “tất yếu tính ở đây chỉ nhắm mối tương quan giữa những hiện
tượng của định luật nhân quả, nó cho phép ta kết luận một cách tiên thiên
rằng khi có nguyên nhân này tất nhiên sẽ có hậu quả kia”
<3>
. Xem thế,
những định đề của tư tưởng thường nghiệm nói chung vẫn không vượt qua
giới hạn của chúng là lãnh vực tri thức giác quan. Tính chất thiết yếu của
nguyên lý nhân quả mà Kant vừa nêu lên làm ví dụ, cũng chính là tính chất
tất yếu và phổ quát của tri thức khoa học vậy.
*
**
Trước khi bước sang phần Biện chứng pháp siêu nghiệm là phần luận về
những đối tượng vượt quá khả năng tri thức con người, Kant đã để hẳn một
chương bàn về "nguyên tắc để phân biệt các đối tượng thành hai loại, hiện
tượng và vật tự thân”. Theo dõi những nét chính của chương này là cách tốt
nhất để kết thúc những gì chúng ta vừa học hỏi với Kant về khả năng tri
thức con người, đồng thời giúp chúng ta dễ hiểu chương III sau này.
Kant viết một cách châm biếm: “Chúng ta vừa rảo qua lãnh vực của trí
năng thuần túy. Xứ sở này của chân lý bị bao vây bởi một đại dương mênh
mông và bão gió, tức lãnh thổ của ảo tưởng ; những lớp sương mù dầy đặc
cùng với những băng phiến coi xa xa như những miền đất mới, gây cho nhà
hàng hải đang mong những khám phá bị lừa bởi bao nhiêu ảo vọng”
.
Và ông bảo trước khi rời đất liền để dấn thân vào cuộc mạo hiểm trên đại
dương sóng gió, chúng ta hãy ngoảnh nhìn lại bản đồ xứ sở của chân lý để
thử xem ta có thể đã thỏa mãn chưa, hoặc ta có thể bị buộc lòng phải thỏa