tìm hiểu thấu đáo những gì là đích đáng và những gì là ảo tưởng trong các
yêu sách của lý trí con người. Cho nên một đàng ông khâm phục Wolf mà
ông gọi là “triết gia vĩ đại nhất của thuyết giáo điều”
. Đàng khác ông
ghi ơn và kính phục Hume là người đã ‘Tay tỉnh ông khỏi giấc ngủ giáo
điều”. Ông gọi Hume là triết gia đáng kiêng nể nhất của phái Hoài nghi
trong việc phê phán những yêu sách của lý trí con người, Kant vừa chống
lại Hume để khôi phục lại tính chất tất yếu và phổ quát cho tri thức khoa
học, vừa chống lại những quả quyết giáo điều của nhóm Wolf cho rằng con
người có tri thức (như kiểu tri thức khoa học) về những thực tại siêu hình
như linh hồn và Thượng Đế. Ta nhớ Hume chủ trương rằng những nguyên
lý tất yếu và phổ quát của lý trí con người, như nguyên lý nhân quả, đều chỉ
là những chân lý giả định và do kinh nghiệm mà có. Và ta nhớ Kant trả lời:
Nếu những nguyên lý như nguyên lý nhân quả bắt nguồn từ kinh nghiệm,
và kinh nghiệm thì lẻ tẻ vụn vặt không có tính chất nhất thiết và phổ quát,
thì tất nhiên những nguyên lý đó không đáng gọi là những tri thức tất yếu
và phổ quát: đã vậy làm sao đáng gọi là tri thức khoa học, và làm sao có
khoa học được nữa? Kant đã chứng minh những nguyên lý kia không bắt
nguồn từ kinh nghiệm, nhưng từ những nguyên tắc của lý trí thuần túy,
mệnh danh là “những loại suy của kinh nghiệm”.
Tuy nhiên Kant không đề cao khoa học như người ta vẫn tưởng. Trái lại
ông đã để tất cả phần Biện chứng siêu nghiệm để phá đổ lập trường giáo
điều của những thuyết duy lý. Khoa học phải dừng lại nơi biên cương của
khoa học. Khoa học chỉ có thẩm quyền trong lãnh vực những hiện tượng
khả nghiệm thôi. Phương pháp của khoa học thực nghiệm hay lắm, nhưng
nó chỉ hay khi được áp dụng đúng chỗ. Còn đối với những thực tại bất khả
nghiệm, thì khoa học không thể nói gì hết, mà nói thì nhất định nói trật.
Như vậy, Kant rất thận trọng đối với vấn đề siêu hình học, nếu không nói là
ông đề cao. Đề cao siêu hình học là đề cao sinh hoạt nhân linh của con
người, không đồng hóa sinh hoạt con người với những hiện tượng tất định
của vạn vật vô tri. Khoa học là một phát minh kỳ diệu của con người,
nhưng đó là hình thức tri thức con người có về những hiện tượng trong