TRIẾT HỌC KANT - Trang 343

thúy của danh từ “bổn phận” trong khoa đạo đức học: bổn phận có nghĩa là
phải làm (devoir). — Nhận định thứ hai: sức cưỡng bách của mệnh lệnh
đạo đức không bắt nguồn từ những kinh nghiệm, hoặc từ những biểu tượng
ta có về những mục tiêu lợi ích, vì như ta đã thấy, mục tiêu lợi ích làm cho
các mệnh lệnh trở thành giả tỉ. Vậy chúng bắt nguồn từ đâu? Từ lý trí thực
hành,
cho nên Kant gọi những mệnh lệnh đạo đức là “những mệnh đề tổng
hợp tiên thiên của lý trí thực hành”

(1)

. Và ông bàn về tính chất tổng hợp

tiên thiên đó như sau: “Ta thử tìm xem quan niệm về mệnh lệnh tuyệt đối có
cho ta một công thức về lệnh truyền tuyệt đối đó không, nghĩa là một công
thức nói lên cái lệnh truyền nhất thiết không? Khi ta quan niệm những
mệnh lệnh giả tỉ nói chung, ta không thể biết trước những mệnh lệnh đó bao
hàm cái gì, và ta chỉ biết sau khi nhận được điều kiện thôi. Trái lại, thoạt khi
tôi quan niệm một mệnh lệnh tuyệt đối, lập tức tôi biết nó bao hàm cái gì:
bởi vì mệnh lệnh đạo đức chỉ bao hàm quy luật đạo đức và tính cách bắt
buộc tôn chỉ hành động của tôi phải hợp với quy luật đó: vì quy luật này
không lệ thuộc vào một điều kiện nào hết, nên ta chỉ còn thấy tính cách phổ
thông của nó và sự hành động của ta phải am hợp với nó: chính mệnh lệnh
cho thấy sự am hợp này là nhất thiết”

[233]

.

Câu trên đây của Kant đánh dấu một bước tiến quan trọng trong chương

trình giải thích quan điểm đạo đức học của ông: ông cho thấy tại sao những
mệnh lệnh đạo đức, và chỉ riêng những mệnh lệnh đạo đức có tính cách của
những mệnh đề tổng hợp tiên thiên. Như ta biết, nơi bộ danh từ của ông,
tổng hợp tiên thiên có nghĩa đó là những thực tại mà ta có thể biết một cách
chắc chắn ngay trước khi kinh nghiệm. Ý nghĩa này rất đúng với trường
hợp những mệnh lệnh đạo đức: khi ta quan niệm một hành vi đạo đức thì
cũng là khi ta nhận thấy rằng đó là hành động ta phải thực hiện (Kant gọi đó
là quy luật thực hành): ta có thực hành mệnh lệnh của ý thức đạo đức, thì ta
mới hợp lý với mình, bởi vì ta quan niệm đó là một việc phải làm (devoir).

Mệnh lệnh đạo đức được nói lên trong lương tâm ta thế nào? Ai cũng biết

câu then chốt của Kant, vì câu này diễn tả mệnh lệnh đạo đức trong đời
sống của ta: “Anh phải luôn hành động làm sao để có thể muốn thấy tôn chỉ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.