TRIẾT HỌC KANT - Trang 341

1’habileté), - những khuyến dụ của khôn ngoan (les consỉels de la prudence)
và sau hết là những lệnh truyền của đạo đức (les ordes de la morale).

Sự cưỡng bách của những luật lệ của khôn khéo thì phát xuất từ lý trí,

nhưng chúng nhắm một lợi ích cụ thể. Người ta có thể diễn tả loại này như
sau: “Ai muốn đạt tới mục đích thì cũng phải dùng những phương tiện khả
dĩ đưa tới mục đích đó”. Như vậy lệnh truyền của khôn khéo có tính chất
giả tỉ:
anh muốn được thế thì anh hãy làm đi, còn không muốn thì thôi.
Kant còn nói những phán đoán loại này phân tích, theo nghĩa trong quan
niệm tôi có về những ích lợi tôi ước muốn, đã có hàm chứa quan niệm về
những gì tôi phải thực hành để đạt tới. Cho nên tuy quan niệm về mục tiêu
theo đuổi và quan niệm về phương tiện phải áp dụng là hai quan niệm khác
nhau, và tôi chỉ đạt tới quan niệm về phương tiện do một mệnh đề tổng hợp,
nhưng chính mệnh đề “ phải áp dụng phương tiện thích nghi thì mới đạt
được mục tiêu” lại là một mệnh đề phân tích

[228]

.

Kế đến là những khuyến dụ của khôn ngoan. Khôn ngoan dẫn ta tới hạnh

phúc cũng như khôn khéo dẫn tới lợi ích và thịnh đạt. Nhân đó những lời
dạy của khôn ngoan cũng thuộc loại phân tích và cũng mặc một hình thức
như lời dạy của khôn khéo: “Ai muốn đạt mục tiêu thì phải dùng những
phương tiện thích ứng”. Khác một điểm là khôn khéo thì hướng ta tới
những mục tiêu rõ ràng và trực tiếp, những lợi ích cụ thể nào đó, còn khôn
ngoan thì dẫn ta tới hạnh phúc, mà hạnh phúc là một quan niệm khá hàm
hồ, cho nên khó mà biết phải làm gì để được hạnh phúc. “Quan niệm hạnh
phúc rất là bất định, đến nỗi ai cũng muốn hạnh phúc, mà chẳng ai có thể
nói mà không tự mâu thuẫn về cái mình ước ao và muốn thực sự”

[229]

.

không rõ ràng như thế, các lời truyền của khôn ngoan chỉ nên được coi là
những khuyến dụ thôi, chưa phải là những mệnh lệnh đích thực. Và Kant
kết luận: “Cả hai loại trên đều truyền dạy những phương tiện phải dùng để
đạt tối những hậu quả được coi là mục tiêu, tức loại những lệnh truyền dạy
ai muốn được thế thì làm: bởi vậy cả hai loại cùng có tính cách phân tích”

[230]

.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.