muốn lợi ích đó, thì anh phải thực hiện điều này. Như vậy, các mệnh lệnh
này để tùy ý ta, muốn được thì gắng luôn luôn, không muốn thì thôi. Không
có sự cưỡng bách. Trái lại những mệnh lệnh nhất thiết không có hứa điều
lợi ích nào hết, đồng thời có tính chất cưỡng bách tuyệt đối. “Những mệnh
lệnh nhất thiết thì trực tiếp khiến ta phải hành động như thế này thế kia mà
không kèm theo điều kiện hễ ta hành động như thế thì sẽ được mục tiêu này
mục tiêu kia”
Càng đi sâu vào triết học Kant, ta càng tháy sự phân loại của ông đối với
các hiện tượng của lãnh vực thực nghiệm một bên, và công việc xác định
các hành vi siêu hình của lý trí một bên: nơi cả hai lãnh vực, ta cùng thấy tri
thức có đủ tính chất tiên nghiệm cùng với hai đặc tính là phổ quát và tất
yếu. về tri thức thực nghiệm, ta đã thấy ông trình bày đầy đủ nơi cuốn Phê
bình lý trí thuần túy. Còn đối với tri thức siêu hình, tức tri thức đạo đức, ta
cũng đã thấy ông nhấn mạnh vào hai đặc tính tiên thiên và phổ thông nơi
tâm trí bình dân. Nhận định về sự song song này, giáo sư Alquié viết “Hai
cuốn Phê bình cùng nhắm trả lời những câu hỏi về sự kiện có những phán
đoán tổng hợp tiên thiên không một trong lãnh vực thực nghiệm và một
trong lãnh vực siêu hình? Và tôi đã lưu ý các bạn là, ngay ở khởi điểm, hai
cuốn Phê bình cùng có một tình trạng như nhau.... Theo nghĩa này, Kant
không hoài nghi về sự hiện hữu của phán đoán đạo đức, cũng như ông
không hoài nghi về sự có những phán đoán khoa học. Vậy thì có khoa học,
và cũng có đạo đức học”
Bây giờ chỉ còn một vấn đề nữa thôi, vấn đề cuối cùng được đặt ra trong
cuốn “Những nền tảng của khoa siêu hình học về luân thường”, đó là: Làm
sao lại có thể có những mệnh lệnh tuyệt đối như thế trong lãnh vực đạo
đức? Và để tránh ngộ nhận, Kant giải thích ngay: đây không có ý tìm xem
ta phải thực hiện thế nào những việc mà ý thức đạo đức truyền ta làm,
nhưng chủ đích sự nghiên cứu ở đây là tìm hiểu làm sao những mệnh lệnh
kia lại có quyền cưỡng bách ý chí ta một cách tuyệt đối như vậy
Kant không đưa ra những lời giải đáp trực tiếp, nhưng bắt đầu bằng sự
nghiên cứu ba loại mệnh lệnh: những luật lệ của khôn khéo (les règles de