căn cớ này, nhất định mình sẽ thấy xuất hiện hậu quả kia. Loài vật và trẻ
nhỏ không có khả năng dự tính và suy nghĩ như thế. Bởi vậy hành động của
con người luôn mang tính chất một sáng tác, một cái gì do dự tính của con
người. Và cũng vì thế hành vi của ta là một hành vi tự do và đầy đủ trách
nhiệm. Đó là hành vi đạo đức.
Làm sao con người có thể quyết định về hành động của mình một cách
tuyệt đối, không cần đến sự thúc đẩy của những năng lực trong thiên nhiên
? Vì con người có khả năng dự tính, dự phòng thấy trước khi những hiện
tượng chưa xảy ra. Đó là khả năng biểu tượng được Kant nhắc tới trên đây.
Nhưng khi con người đã ý thức về bổn phận phải làm, thì những phán quyết
của ý thức đạo đức liền trở thành những “mệnh lệnh tuyệt đối”. Biểu tượng
ta có về những nguyên tắc khách quan cưỡng bách ý chí ta thì gọi là mệnh
lệnh”
. Đặc tính của hành vi đạo đức, tức hành vi siêu hình, ở chỗ đó:
minh thấy trước việc mình phải làm. Điều phải làm là điều chưa có, nhưng
mình ý thức rằng nhất thiết mình phải thực hiện. Cũng nên nhớ tính cách
cưỡng bách của quy luật đạo đức không giống với sức cưỡng bách của
những định luật trong thiên nhiên: trong thiên nhiên, vạn vật hoạt động nhờ
sức thúc đẩy của thiên nhiên ; và như vậy sức của thiên nhiên có trước và
bắt vạn vật hành động theo. Ngược lại, nơi lãnh vực siêu hình, tức lãnh vực
đạo đức, hành vi của ta hoàn toàn do lý trí quyết định, và hành vi quyết định
này có trước những điều kiện ta sẽ đặt ra trong thiên nhiên để thực hiện
những sự mà lương tâm dạy ta phải làm.
Nơi đầy Kant lại đưa ra một sự khác biệt nữa giữa những châm ngôn
(maximes) tức tôn chỉ thực tiễn một bên, và quy luật đạo đức (loi morale)
một bên. Những châm ngôn thường đúc kết bởi kinh nghiệm bản thân và
luôn nhắm một lợi ích cụ thể, nhân đó chúng đáng gọi là những lời khuyên
hơn là những mệnh lệnh
. Những châm ngôn do đấy không có tính chất
cưỡng bách như những mệnh lệnh. Thế rồi Kant lại chia mệnh lệnh làm hai
loại: những mệnh lệnh giả tỉ (impératiís hypothétique) và những mệnh lệnh
nhất thiết (impératifs catégoriques). Những mệnh lệnh giả tỉ được diễn tả
như sau: Nếu anh muốn hạnh phúc, thì anh phải làm điều này. Nếu anh