TRIẾT HỌC KANT - Trang 342

Chúng ta không thắc mắc gì bản chất hai loại mệnh lệnh trên đâu của

khôn khéo và khôn ngoan: chúng nằm trong lãnh vực thường nghiệm. Chỉ
những mệnh lệnh của ý thức đạo đức là khó giải thích, mặc dầu mỗi người
chúng ta vẫn thường hành động theo những mệnh lệnh này. Khó giải thích
vì chúng có tính cách cưỡng bách tuyệt đối, đồng thời lại không cho phép ta
nhìn vào những lợi ích cụ thể và lấy đó làm mục tiêu hành vi. Vậy phải giải
thích làm sao? Trước hết không thể có cái gì đáng gọi là tuyệt đối ở trần
gian này.
Trần gian là lãnh vực của nguyên lý nhân quả, cho nên mọi sự
trong thiên nhiên đều theo nguyên tắc: “Anh muốn ăn quả thì phải trồng
cây. Anh muốn được thế này thì phải làm thế kia”. Như vậy các việc trần
gian xem ra đều theo những mệnh lệnh giả tỉ. Chẳng hạn những mệnh lệnh
như “Anh đừng lừa dối”: coi như mệnh lệnh này tuyệt đối lắm, nhưng nhìn
kỹ ta có thể phân tích nó như sau: “Anh đừng lừa dối, kẻo mất tín nhiệm”,
như vậy thực sự có pha những mục tiêu cụ thể và kinh nghiệm cá nhân
trong mệnh lệnh rồi. Đã thế, mệnh lệnh sẽ mất tính chất thuần túy và mất
luôn tính cách tuyệt đối. Tại sao? Tại vì nếu để cho tình cảm có tiếng nói
trong sự quyết định những hành vi đạo đức, thì dầu ta bảo mình chỉ hành
động theo ý thức đạo đức, “nhưng biết đâu ta không hành động vì sợ mất
thể diện hoặc vì sợ những nguy hại khác có thể xảy ra”

[231]

.

Tóm lại, đế’ bảo toàn tính chất hoàn toàn ngay chính và tính cách cưỡng

bách tuyệt đối của những mệnh lệnh đạo đức, “ta không được dựa vào một
kinh nghiệm nào, hoặc một gương sáng nào”

[232]

nhưng chỉ có thể dựa một

cách tiên thiên vào lý trí thực hành. Để chứng minh điều này, Kant đưa ra
hai nhận định: một là chỉ những mệnh lệnh tuyệt đối của ý thức đạo đức có
tính cách quy luật thực hành (loi pratique), còn các mệnh lệnh khác chỉ nên
được coi là những nguyên tắc (principes) thôi, chứ không phải là quy luật
của ý chí. Gọi chúng là “nguyên tắc” vì chúng được coi là những tôn chỉ
hành động, nếu thực sự ta muốn hành động để đạt những mục tiêu kia, còn
không muốn thì chúng không có quyền bắt ta làm. Còn những mệnh lệnh
của ý thức thì luôn có tính cách tuyệt đối, nghĩa là nhất thiết ta phải làm,
chứ không để tùy ý ta làm hay không làm cũng được. Và đó là ý nghĩa thâm

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.