đây là: quy luật đạo đức, xét như là quy luật sinh hoạt cho những hữu thể có
lý trí, đã đặt con người vào trong thế giới khả niệm, tức thế giới siêu việt.
Đến đây ta hiểu hơn về ý nghĩa chữ hình thức: hình thức là thể thức hiện
hữu của những gì không vương vật chất. Trong danh từ triết học, hình thức
đối lập với chất thể, vì hình thức chỉ là kiểu nói khác đi của danh từ “mô
thức” (forme, formel).
Sau khi đã hiểu bản chất hình thức của quy luật đạo đức chúng ta không
thấy khó khăn gì trong việc tìm hiểu ý chí thuần túy. Kant nhiều lần dùng
danh từ “ý chí thuần túy” để chỉ những quyết định của ý chí ta khi những
quyết định này không dựa vào một thúc đẩy nào của những sự kiện thường
nghiệm, và cũng không bị ảnh hưởng gì do những tâm tình. Chẳng hạn
những câu như “Ngoài hình thức của quy luật phổ quát, không một nguyên
tắc nào quyết định được ý chí ta, vì ý chí được quan niệm như hoàn toàn
độc lập đổi với luật thiên nhiên của các hiện tượng, nghĩa là độc lập đối với
định luật nhân quả. Sự độc lập như thế có tên là tự do theo nghĩa chặt chẽ
nhất, tức theo nghĩa siêu nghiệm. Bởi vậy, một ý chí lấy hình thức của quy
luật phổ quát làm tôn chỉ hành động phải được gọi là ý chí tự do”
Theo như câu này, và câu này biểu hiện rất đúng tư tưởng Kant về vấn đề
đạo đức thì ý chí tự do và ý chí thuần túy cũng là một. Sở dĩ ý chí được coi
là tự do, vì nó tự quyết định một cách siêu nghiệm, trước khi gặp và ngay cả
trước khi nhìn vào những điều kiện cụ thể. Nếu quyết định vì bị những điều
kiện thường nghiệm thúc đẩy, thì còn gì là thuần túy? Và cũng làm gì còn
hoàn toàn tự do? Quyết định theo những điều kiện thường nghiệm là quyết
định do hoàn cảnh thường nghiệm, chứ sao gọi là do mình, tự do? Người ta
thường nghĩ Kant đã đòi hỏi quá nhiều khi bắt con người chúng ta quyết
định một cách thuần lý như thế. Phải chăng đó là một lý tưởng quá cao đẹp,
nhưng khả năng con người không sao thực hiện nổi? Đây chưa phải là chỗ
đưa ra những nhận định của chúng tôi về học thuyết đạo đức của Kant. ít ra
chúng ta cũng thấy Kant nói đúng, và có lẽ chúng ta phải sợ rằng chính
chúng ta đã không đủ can đảm và thành thực với mình trong khi cho rằng
con người không thể thực hành cái đạo lý của Kant. Thế sao ta lại nghĩ rằng