TRIẾT HỌC KANT - Trang 41

“Biện chứng pháp siêu nghiệm” trong cuốn Phế bình lý trí thuần túy của
Kant, và Fichte giải thích Kant theo chiều hướng đó. Đến Cohen lại khai
thác phần “Phân tích pháp siêu nghiệm” của cuốn Phê bình lý trí thuần túy,
nhân đấy đã lái triết học Kant sang phía một chủ nghĩa phê bình
(criticisme). Sau cùng Heidegger coi trí tưởng tượng siêu nghiệm là cái gì
căn bản nhất trong con người, căn bản hơn cả lý trí và trí năng, nên ông đã
khai thác phần “Cảm giác học siêu nghiệm” của cuốn Phê bình lý trí thuần
túy
và đạt tới lãnh vực hiện hữu và hữu thể.

Trong việc nhận định sự khác biệt giữa ba triết gia tự xưng là thừa tự tinh

thần của Kant trên đây, hình như chính J. Vuillemin cũng chưa nhận rõ đâu
là căn nguyên sinh ra những sai lầm hoặc thiếu sót của các triết gia kia; thực
vậy, điểm quan trọng và nồng cốt trong hệ thống triết học Kant không phải
là phần một, phần hai hay phần ba cuốn Phế bình lý trí thuần túy vì dầu sao
cuốn Phế bình lý trí thuần túy chưa phải là chìa khóa mở vào hệ thống tư
tưởng Kant. Mặc dầu sự quan trọng của nó, cả về khối lượng và cả về sâu
sắc, cuốn Phê bình lý trí thuần túy chỉ là phần dự bị của triết học Kant, như
chính Kant đã nhắc đi nhắc lại

[18]

. Vậy cuốn nào phải được coi là then chốt

và chính yếu trong ba cuốn Phê bình làm nên tòa nhà tư tưởng triết học
Kant? Ba cuốn phê bình này là: Phê bình lý trí thuần túy, Phê bình lý trí
thực hành,
Phế bình khả năng phán đoán. Chính Hégel là người đầu tiên
đã nhìn nhận rằng cuốn Phê bình lý trí thực hành là phần trụ chốt của hệ
thống triết học Kant. Tiếc thay, Hégel và những học giả sau này đã không
nhớ điều đó khi tìm hiểu triết học Kant. Mà Kant đã nêu điều này thực rõ
nơi đầu bài Tựa cuốn Phê bình lý trí thực hành “Quan niệm tự do, xét như
đó là một thực tại được chứng minh bởi lý trí thực hành, làm nên trụ chốt
của tất cả tòa nhà hệ thống lý trí thuần túy, cả của lý trí lý thuyết nữa”

[19]

.

Ai cũng công nhận cuốn Phê bình lý trí thuần túy là một kỳ công vĩ đại

của Kant và của tư tưởng nhân loại nói chung. Ai cũng chịu là cuốn này sâu
sắc và khó hiểu. Phải chăng nhân đấy mà nhiều triết gia cũng như học giả
trước đây đã dừng lại ở cuốn đó, và là nạn nhân của cái thế “cây to che
khuất cả rừng”? Phải chăng người ta đã dừng lại ở cuốn đó cũng vì hai thế

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.