TRIẾT HỌC KANT - Trang 42

kỷ XIX và XX đã choáng váng vì chủ nghĩa khoa học, nên đã hiểu triết
Kant theo lối một học thuyết đề cao tri thức? Dầu sao cũng phải đợi những
năm gần đây người ta mới nhận ra ý hướng của triết học Kant và phục hồi
địa vị quan trọng cho cuốn Phê bình lý trí thực hành: đó là kết quả những
nghiên cứu của N. Hartmann, H. Heimsoeth, A. Baeumler, J.Ebbinghaus, G.
Krueger, E. Weil, G. Deleuze, J. Vuillemin v.v... Nhờ những nghiên cứu và
những nhận định xác đáng của các triết gia này, người ta đã có một cái nhìn
đích đáng về triết học Kant: triết học Kant không còn là thứ triết đề cao tri
thức như người ta vẫn tưởng lầm nữa, nhưng là triết tìm hiểu ý nghĩa và bổn
phận làm người của ta. Đúng như J. Lacroix viết: Kant đã thay thế triết học
tri thức của Hy Lạp bằng triết học bổn phận của ông

[20]

.

Chỉ trong hướng đi này, nghĩa là chỉ khi nào người ta nhìn chung tất cả

hệ thống Kant, với 3 cuốn “Phê bình” của nó, người ta mới hy vọng tìm ra ý
nghĩa thực sự của triết học con người của Kant. Cuốn Phê bình lý trí thuần
túy
không còn là một mảnh rời rạc, hoặc một hệ thống đóng kín không dành
chỗ nào cho hai cuốn Phê bình kia, nhưng trái lại người ta sẽ thấy Kant là
một kiến trúc sư tài tình và tỉ mỉ đã xếp đặt ba cuốn Phê bình căn bản của
ông thành một tòa nhà kiên cố và tráng lệ, thực tế và nhân đạo. Cuốn Phế
bình lý trí thuần túy
đã được viết để vạch giới hạn cho lý trí con người, với
mục đích chứng tỏ cho con người biết không thể dùng tri thức khoa học là
sản phẩm của kinh nghiệm để đạt tới những đối tượng của Siêu hình học.
Trái với sự nhiều người thường nghĩ, Kant không hề đề cao hoặc suy tôn
khoa học. Ngược lại, ông đã chỉ nghiên cứu cặn kẽ về tri thức khoa học để
đưa ra nhận định cuối cùng: tri thức khoa học là thứ tri thức hiện tượng, cấu
tạo bằng quan niệm và trực giác, bởi vậy tri thức này không thể vươn lên
khỏi thế giới kinh nghiệm giác quan, và như vậy không thể trở thành tri
thức siêu hình học. Đã vậy, khoa Siêu hình học không thể nuôi mãi hoài
vọng trở thành một khoa theo kiểu những khoa học thực nghiệm: nó phải đi
con đường riêng của nó, một con đường mà từ trước đến nay nó vẫn chưa
bao giờ nghĩ tới. Con đường này, chính cuốn Phê bình thứ hai, tức Phê bình
lý trí thực hành
sẽ vạch ra cho con người: nếu con người là một vật có lý

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.