dân, mỗi xã hội như thế là một hình thái trong trăm ngàn biến thái của đối
tượng nghiên cứu (đây là con người): do đấy, ông đã chọn những hình thái
người khác nhau cực độ để rồi rút ra những gì được coi là nền tảng chung
(chung cho những bộ lạc cổ sơ và những xã hội tân tiến của chúng ta). Nền
tảng chung này, chính là cơ cấu của hiện thể con người
Tóm lại phương pháp mệnh danh là phân tích cơ cấu của Lévi-Strauss và
một số các nhà khoa học nhân văn có những nét căn bản giống hệt phương
pháp phân tích siêu nghiệm của Kant, mặc dầu lập trường siêu hình của hai
bên gần như đối nghịch nhau. Lévi-Strauss nghĩ về con người khác Kant,
cũng như Marx nghĩ về xã hội khác Kant, nhưng họ đã có thể nghĩ như thế,
đã có thể dùng phương pháp phân tích để khám phá những cái mà các ông
gọi là vong thân hay cơ cấu, vì các ông đã đi vào luống cày của Kant, biết
gạt bỏ cái thường nghiệm trực tiếp để đạt tới cái thực nghiệm ẩn sâu ở dưới.
Cho nên Foucault đã không nối quá khi quyết rằng những khoa học quan hệ
đến con người như Sinh vật học, Kinh tế học và Ngữ học đã được thiết lập
theo phương pháp “đặt nền” của Kant, làm nên môi trường suy tưởng của
chúng ta. Như vậy chúng ta vẫn suy tưởng và nghiên cứu theo phương pháp
của Kant. Hai khoa học đang mở rộng ảnh hưởng trong lãnh vực nhân văn,
khoa Tâm phân học và khoa Dân tộc học, cũng thế
. Ảnh hưởng của
Kant thật là sâu đậm khôn lường.