lời của p. Ricoeur, thuyết Cơ cấu là “một thuyết Kant không có chủ thể siêu
nghiệm” (un Kantisme sans sụịet transcendantal). Lévi-Strauss đã gặp Kant
hơn là đã nghiên cứu Kant: ồng đã bỏ triết học để lao mình vào lãnh vực
khảo sát cụ thể của khoa dân tộc học (ethnologie), và trong khi phân tích
những nền tảng phát sinh ra những hiện tượng xã hội, ông đã làm một công
việc giống như khi Kant phân tích sự kiện tri thức: cả hai cùng không dừng
lại nơi cái thường nghiệm và trực tiếp, nhưng đã đào bới cho tới khi đạt
được những nền tảng (tức cơ cấu) của sự kiện thường nghiệm. Ông viết:
“Tôi đặc biệt ghi ơn ô. Ricoeur đã nêu rõ mối tương quan gần gụi giữa công
việc nghiên cứu của tôi và học thuyết của Kant. Tựu trung, đó là một sự di
chuyển phương pháp nghiên cứu của Kant sang lãnh vực dân tộc học,
nhưng có khác ở điểm này: thay vì dùng nội quan hoặc suy nghĩ về tình
trạng của khoa học nơi hoàn cảnh đặc biệt của xã hội mà triết gia sống,
chúng tôi đã đi thẳng tới những giới hạn, nghĩa là chúng tôi đã nghiên cứu
xem cái gì được kể là chung giữa những xã hội loài người được coi là rất
xa ta và cách làm việc của tâm trí ta ngày nay. Như vậy có nghĩa là gắng
vạch rõ những đặc tính căn bản và nhất thiết của tất cả mọi tâm trí, bất luận
là tâm trí nào”
. Bất luận là tâm trí nào, nghĩa là bất luận tâm trí được
coi là cổ sơ, hay tâm trí được coi là văn minh, tâm trí những dân tộc bán
khai, hay tâm trí những dân tộc tân tiến nhất ngày nay: Kant đã gạt bỏ tri
thức thường nghiệm để tìm hiểu bản chất của tri thức khoa học, Lévi-
Strauss cũng gạt bỏ kinh nghiệm sống mà con người mỗi thời có về mình,
hầu đạt tới bản chất đích thực của con người. Cả hai cùng nghĩ rằng cái
thường nghiệm tức cái kinh nghiệm sống thì có bản chất bất tất. Bất tất vì
đặc thù. Và cả hai cùng gắn đào sâu tới những điều kiện làm nền tảng cho
cái thường nghiệm: chỉ những nền tảng, những cơ cấu này mới được coi là
tất yếu và vững chắc. Kant gọi cái nền tảng sâu kín đó là: nguồn gốc siêu
nghiệm của tri thức. Lévi-Strauss gọi những điều kiện sâu xa của sinh hoạt
con người mọi nơi và thời là: những cơ cấu. Trên đây ta thấy ông nói rõ
mục tiêu nghiên cứu của thuyết Cơ cấu “Nghiên cứu xem cái gì được kể là
chung giữa những xã hội loài người bị coi là rất xa chúng ta và cách làm