TRIẾT HỌC KANT - Trang 756

Kant đã đặt vấn đề hữu hạn tính. Heidegger mới thực sự coi hữu hạn tính

là bản chất con người. Theo Kant, tri thức của ta được cấu tạo bởi hai
nguyên tố, quan niệm và cảm giác: quan niệm bắt nguồn từ trí năng thuần
túy, và cảm giác bắt nguồn từ cảm năng thuần túy. Giữa hai tài năng này có
một vực thẳm, nói đúng hơn, giữa quan niệm và thực tại khả giác có một
vực thẳm: niệm tưởng được coi là đệ tam hạn từ, là chiếc cầu nối quan niệm
với thực tại, bởi vì niệm tưởng bắt nguồn nơi trí tưởng tượng siêu nghiệm,
một tài năng được coi là có vai trò ướm những quan niệm thuần túy kia vào
thế giới thực tại. Nhưng ta biết Kant không bao giờ đề cao vai trò của trí
tưởng tượng siêu nghiệm. Hơn nữa, khi tái bản cuốn Phê bình lý trí thuần
túy
ông còn giảm thiểu phần đã dành cho trí tưởng tượng siêu nghiệm, và
dành tất cả sự quan trọng cho trí năng và những phạm trù của trí năng.
Heidegger đã tỏ ý tiếc về sự thụt lùi này của Kant

[467]

. Đối với Heidegger,

trí tưởng tượng siêu nghiệm không những đứng vào hàng ba tài năng quan
trọng nhất trong con người, nhưng phải được coi là nguồn gốc sâu nhất của
khả năng tri thức ta. Kant cho trí năng và cảm năng là hai nguồn mạch sâu
nhất. Đối với Heidegger, thì trí tưởng tượng siêu nghiệm còn sâu hơn và
còn là điều kiện sinh hoạt cho hai tài năng ta: chính nơi trí tưởng tượng siêu
nghiệm của ta, thế giới đã hình thành thế giới.
Nói cách khác, thế giới trở
thành thế giới cho ta nơi trí tưởng tượng siêu nghiệm của ta. Heidegger gọi
đầy là sự lãnh hội tiền niệm (compréhension préconceptuelle), giai đoạn
sinh hoạt mệnh danh là tại thế, sinh hoạt có ý thức nhưng là ý thức chưa
phản tỉnh. Như vậy sinh hoạt tâm linh, tức sinh hoạt ý thức của ta khởi đầu
bằng sinh hoạt chưa phản tỉnh. Và sinh hoạt này bắt nguồn nơi trí tưởng
tượng siêu nghiệm: chính trí tưởng tượng siêu nghiệm phát động và giúp
điều kiện cho trí năng và cảm năng hành động. “Nguồn gốc của tri thức ta
không có tính chất một nền tảng thực nghiệm, nhưng một căn bản: vai trò
của nó là giúp cho những gốc mọc lên từ nơi đó. Như vậy chúng ta đã tìm
ra hướng đi để nghiên cứu về cái mà Kant gọi là đặt nền. Sự đặt nền này sẽ
được coi là uyên nguyên hơn, khi ta không chịu chấp nhận cái nền ông đã
đặt, nhưng đào sâu cho tới cội rễ của hai cái gốc kia.
Nói cách khác, chúng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.