TRIẾT HỌC KANT - Trang 755

nghiệm, nhưng dựa trên những điều kiện tất yếu của kinh nghiệm. Nhìn vào
những khoa học đã đạt tới mức tri thức đích thực như Luận lý, Toán, và Vật
lý, ta thấy chúng đều gạt bỏ nội dung khả giác để đạt tới mô thức nằm sâu
dưới tất cả những đối tượng cụ thể. Đó là những mô thức nhất định đúng
cho bất cứ trường hợp cụ thể nào: Kant gọi thế là tất yếu và phổ quát, về
khoa siêu hình học, ông cũng theo một phương pháp đặt nền như vậy: và
ông chứng minh rằng những hành vi thực hiện do tư lợi và chiếu theo
những châm ngôn của hạnh phúc bản thân sẽ không có giá trị đạo đức. Chỉ
những hành vi thực hiện chiếu theo những mệnh lệnh tuyệt đối của qui luật
đạo đức mới đáng gọi là hành vi nhân linh: chúng được công nhận là tốt
một cách tuyệt đối.

Chúng ta hãy nhìn vào hai trường hợp Heidegger và Lévi-Strauss.

Heidegger tự xưng là môn đệ của Kant và đã nói lên những gì Kant muốn

nói, mặc dầu danh từ thế kỷ mười tám không cho phép ông diễn tả một cách
minh nhiên

[463]

. Để đi tới hiện thể cũng gọi là hiện hữu, Heidegger cũng tự

đặt cho mình 4 câu hỏi như Kant: Tôi có thể tri thức gì? Tôi phải làm gì?
Tôi có quyền hy vọng gì? Con người là gì? Và Heidegger đã nhấn mạnh đặc
biệt vào câu hỏi thứ bốn, coi như bao hàm tất cả ba câu hỏi trên

[464]

. Ông

cũng lưu ý ta rằng: “Khi một khả năng bị đặt thành vấn đề, và người ta phải
xác định những giới hạn của nó, tức phải hiểu rằng khả năng đó đồng thời
nói lên một vô khả năng (un non pouvoỉr). Một hữu thể toàn năng không
bao giờ tự hỏi: Tôi có thể gì? Và không có thể gì? Hữu thể nào tự hỏi về
khả năng của mình, tức đã nhận rằng mình có hữu hạn tính”

[465]

. Ta biết

hữu hạn tính này được coi là bản chất của hiện thể con người: con người
hiện hữu như một hiện diện, một tiếp thông với thế giới. Do khả năng tiếp
thông hữu hạn của con người, mỗi người chúng ta có một thế giới kinh
nghiệm sống (một thế giới quan) khác nhau và bổ túc cho nhau. Đó là ý
nghĩa câu: “Sự đặt lại nền tảng cho khoa siêu hình học... vấn đề căn bản
phải làm là nêu rõ tính chất hỗ tương căn bản (imbrication essentiellè) giữa
hiện thể (của đối tượng) và hữu hạn tính trong con người”

[466]

.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.