B. Lần thứ hai với Descartes và Hume. Descartes là người đầu tiên đề
cao vai trò lớn lao của tâm trí con người, nhưng vì đã tuyệt đối hóa vai trò
của tâm trí, của Cogito, cho nên ông đã đưa triết học vào đường cụt của
thuyết Duy tâm. Phải nhờ tài trí của Locke và nhất là của Hume, triết học
mới tránh được con đường sai lầm đó, và thoát khỏi “giấc ngủ giáo điều”
đã kéo dài quá lâu. Nhưng các ông đã lại đưa triết học vào một con đường
sai lầm khác, một đường cụt mới, đối lập với đường cụt của triết Descartes:
đó là thuyết Duy cảm, Duy nghiệm.
C. Lần thứ ba với Kant. Đứng trước cơn khủng hoảng đó của triết học,
trước ngã ba đường mà trước mắt cả hai lối đi cùng dẫn tới những con
đường cùng, Kant đã làm công việc mà trước đây chưa có một triết gia nào
nghĩ tới. Như ông đã nói, ông không nhắm phê bình hệ thống tư tưởng này
hoặc tác phẩm kia, nhưng ông đặt vấn đề với chính khả năng tư tưởng cửa
con người. Kant đã tự đặt cho triết học phê bình cửa ông 4 câu hỏi:1) Tôi
có thể tri thức gì? 2) Tôi phải làm gì? 3) Tồi có quyền hy vọng gì? 4) Con
người là gì?
Kant, đã tìm cách trả lời 3 câu hỏi trước bằng 3 cuốn Phê bình của ông.
Câu hỏi thứ 4 là tất cả triết học cửa ông: triết học về con người. Mà con
người, như Pascal đã nói, không phải là thiên thần, cũng không phải là con
vật. Không chỉ là tâm linh, cũng không chỉ là thần xác. Cho nên cầu nói
thời danh ngàn đời của Pascal vẫn còn đó để nhắc nhở chúng ta: “Qui fait
1’ange, fait la bête. Ai làm bộ thiên thần sẽ làm con vật”.
Nhìn lại những năm đầu thập niên 80, chúng ta thấy triết học cũng có vẻ
đứng ở ngã ba đường, mà hai ngả vừa đi qua là hai con đường cụt: triết
Hiện sinh đã coi con người là tự do, một thứ tự do gần như tuyệt đối. Con
người không còn là thành phần vũ trụ vạn vật, không còn hữu-tại-thế. Một
hình thức của chủ nghĩa Duy tâm. Trái lại, khi thuyết Cơ cấu đi tới mức chủ
nghĩa (isme), mà cái đặc sắc của tư tưởng Tây phương là đi tới chủ nghĩa,
vì chỉ khi đó một tư tưởng mới biểu lộ hết cái hay và cái dở của nó, chứ
không ở mãi cái thế truyền thống như Đông phương, vậy khi thuyết Cơ cấu
đi tới mức chủ nghĩa, thì những phân tích của nó đã lạnh lùng khẳng định