Trước khi bàn về các nguyên tắc của trí năng trong TIẾT II, chúng ta cần
dừng lại để hiểu một vấn đề được Kant đặt liền sau vấn đề các phạm trù, đó
là Diễn dịch siêu nghiệm (Déduction transcendantale). Kant vừa khám phá
ra chỗ uyên nguyên của tri thức, tức các phạm trù: các phạm trù là những
khuôn vàng thước ngọc của tri thức ta. Đó là những định luật ta phải noi
theo trong mọi hành vi tri thức. Nhưng phải áp dụng các khuôn mẫu đó
cách nào? Đó chính là vấn đề được đề cập đến trong phần Diễn dịch siêu
nghiệm: làm sao những quan niệm thuần túy (phạm trù) của ta lại có thể áp
dụng một cách tiên thiên vào những kinh nghiệm hằng ngày của ta? Trong ý
đó, Kant viết: “Làm sạo những điều kiện suy tưởng của chủ thể lại có thể có
giá trị khách quan, nghĩa là có thể trở thành điều kiện cho những tri thức
của ta về vạn vật?” Và ông đã trả lời gọn ghẽ như sau: “Trong tất cả các
kinh nghiệm của ta, nếu gạt bỏ một bên những gì là trực giác giác quan, tức
nền tảng các dữ kiện thường nghiệm, thì ta còn giữ được quan niệm của ta
về những đối tượng tri thức: như vậy ta có những quan niệm nói chung về
đối tượng, và đó là nền tảng cho những kinh nghiệm ta có thể có về vạn
vật”
. Chữ “quan niệm nói chung” khá quan trọng vì nó có nghĩa là quan
niệm ta có về bất cứ đối tượng nào ta có thể kinh nghiệm. Bởi vậy Kant
tiếp: “Giá trị khách quan của các phạm trù, xét như chúng là những quan
niệm tiên thiên, ở tại chỗ con người phải nhờ chúng mới có thể có kinh
nghiệm
Vậy các phạm trù có giá trị khách quan theo nghĩa chúng làm cho ta có
thể có tri thức về sự vật. Như vậy chức vụ thứ hai của trí năng, sau chức vụ
duy nhất hóa cái hỗn mang đã nói đến trên kia, là áp dụng các phạm trù vào
những thực tại mà ta có thể kinh nghiệm. Đó chính là công việc của diễn
dịch siêu nghiệm, theo đúng định nghĩa của Kant: “Diễn dịch siêu nghiệm
giải nghĩa cho thấy làm sao những quan niệm thuần túy lại có thể được áp
dụng vào các đối tượng một cách tiên thiên”
. Liền đó, ông phân biệt
diễn dịch siêu nghiệm và diễn dịch hậu nghiệm. Thường ta chỉ nghe nói và
chỉ biết đến diễn dịch hậu nghiệm: nhờ diễn dịch này, ta đi từ cái đã biết để
tiến tới một cái chưa biết. Còn như diễn dịch siêu nghiệm lại là đi từ một