TRIẾT HỌC KANT - Trang 156

“mưa” trạng thái khả hữu hay hiện hữu thôi. - Điểm thứ hai Kant nhấn
mạnh là ý nghĩa chữ định đề ông dùng ở đây. Ông nói người ta thường hiểu
sai chữ định đề, coi định đề là một chân lý triết học không thể chứng minh.
Kant hiểu định đề theo kiểu Toán học. Thí dụ: Hãy vẽ một vòng tròn trên
một bình diện dựa theo một đường thẳng và một điểm đã cho. Đó là một
định đề: một định đề như thế không cần chứng minh bởi vì phương sách
của nó là chính quan niệm ta dựa vào để thể hiện cái hình kia

[125]

. Như vậy

chữ định đề Kant dùng chỉ có nghĩa là những quan niệm thuần túy có thể
hoặc không có thể được ta đem ra ứng dụng trên thực tế, cũng như nhà toán
học có thể thực hiện cái vòng tròn đúng theo những dữ kiện đã đề ra. - Sau
cùng kiểu nói “tư tưởng thường nghiệm của ta, bất cứ dưới hình thức nào,
miễn là nó thực sự là kinh nghiệm giác quan. Chữ tư tưởng của Kant đôi
khi được dùng thay cho chữ tri thức, mặc dầu ông đã phân biệt hai loại này,
cho nên phải hiểu theo văn mạch.

Ba định đề của tư tưởng thường nghiệm nói chung là: a.- “Cái gì thích

ứng với những điều kiện mô thức của kinh nghiệm (tức trực giác và quan
niệm) thì có thể có”

[126]

. Đây Kant muốn bàn một cách tiên thiên về những

cái có thể hoặc không có thể có (khả hữu, hay bất khả hữu). Những gì có đủ
điều kiện mô thức về trực giác và quan niệm, nghĩa là ta có thể quan niệm
và có thể trực giác được, thì phải coi là có thể có (khả hữu). Ngược lại là
bất khả hữu. Chẳng hạn nói có thể lên cung trăng hoặc lên tới những ngân
hà, là những việc tuy rất khó khăn nhưng vẫn ở trong phạm vi có thể làm
được. Còn như nói con người nhìn thấy thần linh hay thấy linh hồn mình,
đó là điều không có thể có vì thiếu một trong hai điều kiện mô thức: cảm
năng con người không cho ta khả năng trực giác thấy các thực thể thuần
linh. b.- “Cái gì thích ứng với những điều kiện chất thể của kinh nghiệm
(của cảm giác) thì có thực”

[127]

. Định đề thứ nhất trên đây bàn về những

cái có thể hay không có thể có, và ta chỉ dựa vào trực giác thôi; trái lại
đây bàn về cái hiện đang có, hay hiện không có, và để nhận ra điều này ta
cần phải dựa vào cảm giác. Cảm giác chính là điều kiện chất thể của kinh
nghiệm. Nên nhớ những định đề này liên can đến phạm trù hình thái, nghĩa

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.