TRIẾT HỌC KANT - Trang 154

đổi, vì nếu ta hoài nghi về điểm này thì kinh nghiệm trước đây không còn
giá trị gì nữa và nguyên nhân nọ chưa chắc đã sinh ra hậu quả của nó”. Kết
cục Hume cho rằng tri thức nhân quả chỉ là một tri thức giả định. Kant cực
lực chông lại chủ trương của Hume bằng cách chứng minh rằng không
những kinh nghiệm không làm nên nguyên lý nhân quả, mà còn giả thiết
định luật tiên thiên của trí năng về tương quan nhân quả. Mỗi tri giác là một
đơn vị độc lập: nếu không có mối liên hệ nhất thiết giữa các tri giác thì ta
không thể có kinh nghiệm. Hình thức của mối liên hệ ở đây là: hễ có A đi
trước, tất phải có B đi theo sau. Hễ có nguyên nhân A tất sẽ có hậu quả B.
Kant viết: “Tương quan giữa các hiện tượng là thứ tương quan định rằng cái
đến sau được xác định bởi cái đến trước nó, và sự xác định này có tính chất
một định luật tất yếu: chính tương quan này là điều kiện để những tri giác
của ta có giá trị khách quan trong sự liên tiếp của chúng. Như vậy nguyên
tắc về tương quan nhân quả, áp dụng cho sự liên tiếp của các hiện tượng, có
giá trị tiên thiên đối với tất cả các đối tượng của kinh nghiệm ta, vì nó là
nguyên tắc để

ta có thể có loại kinh nghiệm này”

[119]

. Vậy nguyên tắc nhân quả là biểu

tượng tiên thiên ta có về mối liên lạc giữa các hiện tượng đi trước (nguyên
nhân) và những hiện tượng đi sau (hậu quả). Nhân đó nó là một thứ mô
thức của tương quan giữa thời gian trước và thời gian sau. Kant luôn luôn
trình bày những loại suy của kinh nghiệm như là những hình thái của tương
quan thời gian. c. Loại suy thử ba: “Tất cả các bản thể xét như chúng được
ta tri giác là đồng thời trong không gian, đều ở trong một hành động hỗ
tương phổ quát”

[120]

. Tại sao ta thấy chúng đồng thời ? Chắc không do tri

giác, vì bản chất của tri giác là vụn vặt lẻ tẻ: khi tôi nhìn A thì tôi chưa nhìn
B, mà khi nhìn B thì lại hết nhìn A rồi, làm sao mà biết nó đồng thời? Vậy
phải do một thứ biểu tượng ta có về mối liên hệ mật thiết giữa các tri giác
đó. Thí dụ tôi nhìn từ A qua B, c, D tới E, rồi lại nhìn ngược lại từ E qua D,
C, B về tới A: tồi có thể nhìn đi nhìn về như thế “vì các sự vật đó hiện hữu
trong cùng một đồng thời gian, như vậy là chúng đồng thời nhau”

[121]

. Cho

nên “để các sự vật được coi là đồng thời, không những cần thiết chúng phải

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.