ta thấy còn cả một chuỗi vô tận những cường độ khác nhau cho tới lúc gặp
độ không, thì ta phải quyết rằng không một tri giác nào, tức không một kinh
nghiệm nào có thể chứng minh về không gian rỗng (espace vide) và thời
gian không (temps vide). Thực vậy, ta không có cách nào tri giác được sự
hoàn toàn vắng thực tại trong trực giác cảm giác của ta”
. Ta có thể ý
tưởng, chứ không thể có tri giác (tức kinh nghiệm) về không gian không và
thời gian không. Kant đã kết thúc mấy nhận định này bằng nguyên tắc: “Tất
cả các cảm giác hậu nghiệm, nhưng nguyên tắc chúng phải có ít là một độ
thì lại một tri thức tiên thiên”
.
3. Những loại suy của kinh nghiệm
Với tri giác chúng ta đã ở trong thực tại rồi, nay với kinh nghiệm chúng
ta càng đi sâu thực tại hơn, vì "kinh nghiệm là tri thức thành bởi nhiều tri
giác”
. Kinh nghiệm là tri thức đúc kết bởi nhiều tri giác, với điều kiện
là những tri giác này có liên hệ mật thiết với nhau, bởi vậy nguyên tắc thứ
nhất của kinh nghiệm là: “Kinh nghiệm chỉ có thể có khi ta có biểu tượng
về mối liên hệ tất yếu giữa nhiều tri giác”
. Nếu không có biểu tượng về
mối liên lạc giữa các tri giác, chúng ta sẽ giống như những hài nhi (hoặc
những con vật khôn ngoan): chúng có tri giác, nhưng không có khả năng
nhớ cái trước và dự phòng cái sau. Mỗi tri giác của chúng là một đơn vị
riêng biệt và độc lập. Như vậy chính biểu tượng của ta về mối liên lạc tất
yếu kia làm nên kinh nghiệm cho ta.
Vì thời gian là điều kiện và mô thức của trực giác ta, nên ta có 3 hình
thức kinh nghiệm (được Kant gọi là 3 loại suy của kinh nghiệm) chiếu theo
3 hình thức của thời gian: kinh nghiệm về trường tồn, kinh nghiệm về tiếp
tục, và kinh nghiệm về đồng thời. Tính chất “loại” này được xác định như
sau: “Mỗi loại suy của kinh nghiệm là một định luật khiến nhiều tri giác đúc
kết thành một kinh nghiệm, và định luật này được áp dụng cho các hiện
tượng như kiểu những nguyên tắc điều hành (principe régulateru), chứ
không phải nguyên tắc cấu tạo (principe constitutií)”
. Đối với Kant chỉ
là phạm trù là nguyên tắc cấu tạo.