TRIẾT HỌC KANT - Trang 153

Sau đây là 3 loại suy của kinh nghiệm, 3 loại kinh nghiệm được chi phối

bởi 3 nguyên tắc liên can đến 3 hình thái của thời gian ở trong ta. a. Loại
suy thứ nhất
: “Bản thể là cái trường tồn trong tất cả cuộc biến dịch của các
hiện tượng và lượng tính của nó không thêm không bớt trong thiên nhiên”

[116]

.

Cần hiểu chữ lượng tính ở đây vì đó là phạm trù lượng tính của Kant.

Lượng tính của bản thể không đổi có nghĩa là từ đầu đến hết cuộc biến dịch,
nếu bản thể là một thì vẫn sẽ là một, và nếu là bốn thì vẫn sẽ là bốn mãi
mãi, chỉ có tùy thể thay đổi thôi. Chẳng hạn câu “Thằng Ba nay lớn hơn
năm ngoái”: thằng Ba vẫn là thằng Ba mặc dầu nó đổi từ trạng thái bé sang
trạng thái lớn. Kant định nghĩa “bản thể là cái trường tồn” vì ta có thấy
những biến chuyển, tức những hiện tượng, nhưng không thấy bản thể tự
thân của vạn vật. Cho nên bản thể là cái được ta thấy là trường tồn. Sau đó,
so sánh bản thể là cái đứng y nguyên một bên, và những biến thái nơi tùy
thể một bên, Kant viết: “Bởi vì sự biến dịch chỉ liên can đến những hình
thái có khởi đầu và có chấm hết, nên ta có thể dùng kiểu nói xem ra nghịch
lý để quyết rằng: duy cái trường tồn đã biến đổi, còn như cái biến đổi lại
không biết biến dịch là gì hết”

[117]

. Trong thí dụ trên kia, thằng Ba đã biến

đổi vì nó đi từ trạng thái bé sang trạng thái lớn, còn như hai trạng thái lớn
bé chỉ kế tiếp nhau thôi chứ không có xảy ra biến cố gì nơi bản tính của
chúng. b. Loại suy thứ hai: “Tất cả các biến cố đều phát xuất theo định luật
của tương quan nhân quả”

[118]

. Đây là loại kinh nghiệm của ta về hai sự

kiện kế tiếp nhau, cái trước là nguyên nhân và cái sau là hậu quả. Như vậy
đây khác với loại trên là loại kinh nghiệm về một bản thể thôi: ở đây cả
nguyên nhân và bản thể cùng là bản thể, như vậy có hai bản thể trong loại
kinh nghiệm này. Kant đã dành 16 trang giấy để bàn luận về nguyên tắc
này, vì ông cần chứng minh tri thức nhân quả là một tri thức tiên thiên. Ta
biết Hume đã chủ trương rằng kinh nghiệm là nguồn tri thức duy nhất của
ta, và tập quán là nguồn phát sinh ra nguyên lý nhân quả. Hơn nữa Hume
còn quyết rằng “quá khứ, tức kinh nghiệm, chỉ là luật cho những tri thức
của ta về tương lai vì ta tiệm nhiên công nhận rằng dòng thiên nhiên không

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.