Đây là nguyên tắc và là điều kiện để ta có trực giác về một đối tượng:
“Xét về phương diện trực giác của chúng, tất cả các hiện tượng đều là
những lượng thể có trương độ”
. Ý nghĩa của câu này là: khi ta hình
dung một cái gì, nhất thiết ta hình dung nó trong không gian và chiếm một
mảnh không gian, một trương độ.
Ớ đây không thể không liên tưởng đến câu định nghĩa của Descartes về
vật thể là “một bản thể mà tất cả yếu tính là trương độ”. Đã là một vật hiện
hữu trong thế giới, đối tượng nhất thiết chiếm một chỗ trong không gian.
Khả năng trực giác thuần túy này là nền tảng tri thức hình học và toán học
của ta, vì ta luôn hình dung các hình, hình học trên một không gian thuần
túy và đồng đều. Tuy nhiên ý nghĩa quan trọng của định đề thứ nhất này là:
tất cả những đối tượng ta có thể tri thức đều nằm trong không gian, nghĩa là
thuộc loại những vật thể khả giác.
2. Những dự đoán của tri giác.
Trực giác mới chỉ là tri thức hình thức, tri giác mới thực là tri thức thực
sự. Kant gọi “tri giác là ý thức thường nghiệm có kèm theo cảm giác”
.
Nói một cách đơn sơ thì tri giác là sự ta thực sự đụng chạm vào sự vật bằng
giác quan chứ không chỉ bằng cảm năng như trường hợp trực giác trên này.
Và đây là nguyên tắc của trí năng liên can đến tri giác. “Trong tất cả các
hiện tượng, thực tại (tức đối tượng của cảm giác), có một lượng độ về
cường độ, nghĩa là một độ”
. Đây là lãnh vực của thực tại, vì không
những ta có quan niệm và trực giác, nhưng còn có cảm giác về đối tượng
nữa. Như vậy cảm giác là trực giác giác quan, hoặc cũng được Kant gọi là
trực giác thường nghiệm. Để chắc rằng ta đang đứng trước một thực tại,
một đối tượng hiện hữu, ta cần phải có cảm giác, dầu là cảm giác yếu ớt về
thực tại đó. Kant gọi đó là “một độ”, hay độ một của cường độ cảm giác.
Tại sao? Tại vì độ không sẽ có nghĩa là không cảm giác. Mà không có cảm
giác thì không có thực tại. Chẳng hạn bảo tờ giấy đỏ thì nó cũng phải hơi
hơi đỏ một tí, chứ nếu chẳng đỏ tí nào thì bảo là giấy đỏ làm sao? Khi
không có độ nào, thì ta không có chứng nghiệm thấy gì hết. Kant viết: “Nếu
mọi tri giác của ta về thực tại đều có một độ, và từ độ một này tới độ không