TRIẾT HỌC KANT - Trang 149

quan niệm rỗng, những ý tưởng suông, và không bao giờ trở thành đối
tượng tri giác được.

Sau này, nơi cuối cuốn sách, chúng tôi sẽ có dịp trở lại ý nghĩa của cái

nhìn triết học của Kant. Nhưng vì chúng ta vừa xem qua phần dành cho trí
tưởng tượng siêu nghiệm trong triết học của ông nên chúng ta thử so sánh
lập trường của ông và lập trường của những triết gia như Heidegger và
thuyết Cơ Cấu của Claude Lévi Strauss. Kant có nhắc đến trí tưởng tượng
siêu nghiệm, và nơi một số trang sách của ông, ông đề cao vai trò của khả
năng này: tuy nhiên rốt cục, nhất là khi tái bản cuốn Phê bình lý trí thuần
túy
, ồng đã dành quyền tối thượng trong công việc tri thức cho trí năng.
Chính vì thế, ông vẫn đứng trong truyền thống triết cổ truyền Tây phương,
coi con người là logos một tinh thần có sẵn những tri thức tiên thiên, mặc
dầu ông nói và nhắc luôn rằng tri thức chỉ thực sự có khi ta kinh nghiệm sự
vật: Theo ông, ta kinh nghiệm thì mới có tri thức ... về vạn vật, nhưng ông
lại cho rằng kinh nghiệm của ta được hướng dẫn bởi những phạm trù, tức
quan niệm tiên thiên. Những quan niệm tiên thiên này, phải chăng chỉ là
một trá hình của những linh tượng trong thuyết Platon và những ý tưởng
bẩm sinh trong thuyết Descartes? Còn như Heidegger, và nhất là phong trào
khoa học nhân văn ngày nay, đại diện bởi Lévi Strauss và M. Foucault, lại
không coi logos là bản chất con người nữa. Họ nói bản chất của con người
“mythos”, đúng như nghiệm xét của Freud: “Con người sinh ra như một
mớ những kích thích mù quáng, lớn lên trong ảo mộng và chết đi khi vấp
vào thực tại”. Các khoa học nhân văn ngày nay coi chủ thể là một sinh hoạt
lạc lõng và rất ít khi được “tri thức khách quan”. Nói gì tri thức trong lãnh
vực sinh hoạt tình cảm, ngay cả những sáng tác khoa học cũng chỉ là những
“giả thuyết” hướng dẫn tới những khám phá mới mẻ. Nhân đó Heidegger đã
quyết “thế giới hình thành thế giới nơi trí tưởng tượng siêu nghiệm của ta”
và Lévi-Strauss nghĩ rằng “con người luôn sống cái thời đại mình như sống
một huyền thoại, và chỉ thế hệ sau mới nhận ra rằng chúng ta đã vướng vào
huyền thoại như thế”

[105]

. Như vậy con người đã tạo nên “thế giới sinh hoạt

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.