Bây giờ chúng ta đã hiểu tại sao “niệm tưởng không có gì giống với một
hình ảnh, vì niệm tưởng chỉ là một tổng hợp thuần túy và là sản phẩm của
trí tưởng tượng siêu nghiệm”. Nhưng còn một câu hỏi cần được nêu lên:
Niệm tưởng hình thành thế nào ? Kant trả lời bằng một câu khá khúc mắc:
Niệm tưởng là một tổng hợp thuần túy liên can đến những hình thái xác
định của giác quan bên trong (thời gian) đối với những biểu tượng, để liên
kết những biểu tượng này một cách tiên thiên với nhau trong một quan
niệm, đúng như sự nhất thể của thông giác”
. Nói cách khác cho dễ
hiểu, các niệm tưởng là những tổng hợp thuần túy có nhiệm vụ liên kết các
biểu tượng một cách tiên thiên, là liên kết như vậy chiếu theo những thể
thức của tính chất nhất thể của các quan niệm. Bởi vậy có bao nhiêu phạm
trù, thì cũng có bấy nhiêu niệm tưởng.
Kế đó Kant trình bày một cách khá cụ thể như sau về các niệm tưởng, đối
chiếu với bảng các phạm trù trên kia. Niệm tưởng của các phạm trù lượng
tính là: con số (một, nhiều, hay tất cả). Niệm tưởng của phẩm tính là cảm
giác nói chung, vì cảm giác là biểu tượng sự có hay không có sự vật trong
thiên nhiên. Niệm tưởng của bản thể là sự trường tồn trong thời gian ; niệm
tưởng của nhân quả, là sẽ tiếp tục trong thời gian ; niệm tưởng của cộng
đồng, tức ảnh hưởng hỗ tương, là sự đồng thời. Niệm tưởng của tính chất
khả hữu là “sự tương ứng giữa các biểu tượng và những điều kiện của thời
gian nói chung”, nghĩa là ta có thể quan niệm điều ấy điều nọ như có thể
xảy ra trong trường hợp ấy trường hợp nọ. Niệm tưởng của thực tại là sự có
thực trong thời gian nhất định nào đó. Niệm tưởng của tất yếu là sự hiện
hữu trong mọi thời gian.
Thực ra ý nghĩa cốt yếu của niệm tưởng là: hễ ta có thể tưởng tượng ra
một đối tượng cụ thể, thì khi đó quan niệm của ta mới được coi là có thể áp
dụng vào tri giác, tức kinh nghiệm giác quan. Công việc hình dung này mà
Kant gọi là “xác định những hình thái tiên thiên của trực giác bên trong
(thời gian)” có mục đích làm cho các quan niệm của ta có thể được ta
tưởng tượng một cách cụ thể bởi vì những quan niệm nào ta không hình
dung được (chẳng hạn cái hình vạn giác của Descartes) sẽ chỉ là những