TRIẾT HỌC KANT - Trang 146

Kant giải quyết bằng cách nhận rằng cần phải có một cái gì làm trung

gian, một đệ tam hạn từ giữa quan niệm thuần túy và trực giác giác quan.
Đệ tam hạn từ này vừa đồng tính (homogène) với các quan niệm do tính
chất khả giác của nó. Theo ông, đệ tam hạn từ này chính là niệm tưởng siêu
nghiệm
(schème transcendantal)

Niệm tưởng là gì?

Nhiều học giả và giáo sư như Roger Daval quyết rằng Kant đã dành tất

cả phần Phân tích pháp các nguyên tắc để trình bày công việc của niệm
tưởng, tức giải thích cho thấy tại sao có thể áp dụng các quan niệm thuần
túy vào các hiện tượng thường nghiệm

[99]

. Thực ra không những phần

Phân tích pháp các nguyên tắc, mà cả phần Diễn dịch pháp siêu nghiệm trên
kia cũng phải được coi là những cố gắng của Kant để áp dụng các quan
niệm thuần túy vào trực giác thường nghiệm. Nói thế để dễ thấy vai trò
quan trọng của niệm tưởng, cũng như dễ hiểu tại sao sau này Heidegger đã
trách Kant rằng gần đạt được ranh giới của hiện hữu rồi, thế mà Kant lại
giật lùi không tiến vào lãnh vực hiện hữu và hiện sinh. Theo Heidegger,
lãnh vực hiện hữu chỉ đến với Kant nếu ông này biết nắm lấy trí tưởng
tượng siêu nghiệm
làm con đường đi vào kinh nghiệm giác quan; vẫn theo
Heidegger, trí tưởng tượng siêu nghiệm mới thực là cái nguồn mạch uyên
nguyên
của tri thức con người, và nó chi phối luôn cả hai khả năng mà Kant
đã coi là uyên nguyên, tức cảm năng và trí năng: trí tưởng tượng siêu
nghiệm là khả năng làm cho hình thành những đối tượng cho cảm năng và
trí năng tri thức. Theo danh từ của Heidegger, chính nơi trí tưởng tượng
siêu nghiệm này, “thế giới hình thành thế giới” cho con người

[100]

. Bởi vậy,

vẫn theo Heidgger, “trí tưởng tượng siêu nghiệm không hình dung theo trực
giác thuần túy (của cảm năng siêu nghiệm), nhưng làm cho có thể trực giác
thuần túy này trong bản chất thực tại của nóng mô thức đó. Đó là ý nghĩa
câu: “Trí năng không phát sinh những niệm tưởng mà nó sử dụng. Sự sử
dụng này không phải là một hành vi hễ có dịp thì hoạt động đâu: chính trí
tưởng tượng siêu nghiệm,
căn cơ mà khả năng niệm tưởng thuần túy, làm
nên bản chất nguyên thủy của trí năng"

[101]

.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.