thức về mình xét như tôi xuất hiện cho tôi. Ý thức về mình chưa có chi đáng
gọi là tri thức về mình”
. Nói cách khác, ý thức về mình chẳng qua chỉ là
cái Tôi tưởng nó vẫn kèm theo các hành vi tri thức của ta, cho nên tôi nói
thì tôi biết là tôi nói, và tôi đọc sách thì tôi cũng biết là tôi đọc sách: như
vậy tôi chỉ biết hành vi của tôi (đó là cái Kant gọi là “tôi xuất hiện cho tôi”,
tức cái tôi hiện tượng), ngoài ra tôi không biết gì về mình tôi, xét như mình
đây là một linh hồn hay một bản thể thuần nhất. Thực ra, chủ trương của
Kant cũng giống quan điểm của Thánh Thomas khi ngài quyết rằng “ta biết
rằng có Thượng Đế, nhưng ta không thể biết Ngài là gì” (ám chỉ ta không
thể tri thức bản tính Ngài). Tóm lại ta có ý thức về mình, nhưng không có
tri thức về mình, trừ khi hiểu “mình” đây là mình hiện tượng
(chứ không phải mình tự thân), và mình hiện tượng là cái mình sinh hoạt
nơi trần gian bằng những hành vi của ta. Mà đã nói hành vi tại thế của ta,
thì dầu là suy tưởng (chẳng hạn tôi toan tính một điều thiện hay một điều
ác), thì suy tưởng này vẫn có nội dung khả nghiệm, nhờ đó mà ta có thể tri
thức về mình. Còn nếu không dựa vào những hành vi kia, ta không có tri
thức nào về mình hết, và mình đây là mình tự thân mà Kant ám chỉ trên kia.
B. PHÂN TÍCH PHÁP CÁC NGUYÊN TẮC.
Đây là phần thứ hai của Phân tích pháp siêu nghiệm.
Trên đây chúng ta vừa xem xong phần thứ nhất, tức Phân tích pháp các
yếu tố, các phạm trù. Nơi phần thứ hai này, Kant làm công việc áp dụng các
phạm trù đó vào tri thức thường nghiệm. Kant viết: “Phân tích pháp các
nguyên tắc sẽ là bộ luật của sự phán đoán, dạy cho công việc phán đoán của
ta biết áp dụng những quan niệm của trí năng vào các hiện tượng, bởi vì các
quan niệm này được coi là điều kiện của các định luật tiên thiên”
. Để
làm công việc áp dụng này, trí năng ta đứng trước một vực thẳm, một quãng
cách không sao vượt qua được, bồi vì, Kant nhận định, “so sánh với những
trực giác thường nghiệm, thì các quan niệm thuần túy của trí năng tỏ ra
hoàn toàn dị tính (hétérogènes). Như vậy làm sao có thể có sự thâu gồm các
trực giác này vào trong các quan niệm, và làm sao có thể áp dụng các quan
niệm thuần túy vào các hiện tượng được?”