nguyên thủy, và đó là nguyên lý sự đồng nhất của thông giác. Nó đi trước
tất cả mọi hình thức tri thức cụ thể của ta một cách tiên thiên”
.
Trong câu của Kant trên đây có hai điểm khiến ta cần lưu ý: một là cái tôi
tưởng (tôi nghĩ) nhất thiết đi kèm tất cả mọi biểu tượng tri thức của ta.
Nghĩa là mọi cảm giác, mọi tư tưởng, mọi tri thức đều diễn ra trong ý thức
ta và nhất thiết ta có ý thức về chúng. Đây Kant vẫn đứng trong truyền
thống logos của triết Tây phương cổ điển, coi tâm thức là cái gì trong suốt.
Phải đợi Freud và trào lưu tâm phân học ngày nay, người ta mới khám phá
ra lãnh vực “vô thức” u ẩn trong tâm linh con người. - Điểm thứ hai cần lưu
ý là: theo Kant, thông giác là điều kiện và là nguyên khởi của mọi tri giác.
Đúng như ồng đã viết: hành vi liên kết (duy nhất hóa) không nằm nơi các
đối tượng tri thức, và tri giác không thể rút nó ra từ nơi các đối tượng để
ban cho trí năng ; trái lại, đó là hành vi của trí năng, và hành vi này không
là gì khác ngoài khả năng liên kết tiên thiên và quy tụ các biểu tượng tạp
nhạp của thường nghiệm lại trong cái nhất thể của thông giác ! đó là
nguyên lý cao nhất của tri thức con người”
.
Phần Diễn dịch siêu nghiệm rất quan trọng, vì có hiểu thấu đáo, ta mới
hiểu tại sao những phạm trù, tức quan niệm thuần túy tiên thiên, lại có thể
ứng dụng một cách nhất thiết vào các đối tượng kinh nghiệm của ta. Cho
nên Kant đã kết thúc phần Diễn dịch siêu nghiệm như sau, trong đó ông mở
đầu cho sự phân biệt giữa hiện tượng và vật tự thân: “Chủ đích của Diễn
dịch siêu nghiệm là trình bày cho thấy tại sao những quan niệm thuần túy
của trí năng lại được coi là những nguyên tắc để ta có thể có kinh nghiệm,
và tại sao kinh nghiệm đây chỉ có nghĩa là sự xác định các hiện tượng trong
không gian và thời gian. Diễn dịch siêu nghiệm cũng giải thích cho thấy
công việc xác định này phải được rút ra từ nơi nguyên lý nhất thể tổng hợp
và uyên nguyên của thông giác, bởi vì thông giác là hình thức của trí năng
trong tương quan với không gian và thời gian, tức tương quan giữa trí năng
và những mô thức uyên nguyên của cảm năng con người”
Về hiện tượng Kant nhắc đi nhắc lại: “Các phạm trù, cùng với trực giác,
không cho ta một tri thức nào về vạn vật, trừ khi chúng được áp dụng vào