TRIẾT HỌC KANT - Trang 255

hiện hữu (existence), yếu tính thuộc lãnh vực quan niệm và luận lý, còn
hiện hữu thì thuộc lãnh vực kinh nghiệm. Lên tiếng về lập trường, một đồ
đệ của ngài viết: “Hiện hữu ở ngoài lãnh vực của tri thức quan niệm, nó ở
extra genus notitiae theo một cách nói của thánh Thomas .... Học phái của
ngài coi hiện hữu là đối tượng của tri thức trực giác, tri thức nhờ hiện diện”

[171]

. Nói cách khác, quan niệm không thể đạt tới hiện hữu, vì hiện hữu là

một cái gì ở hẳn ngoài lãnh vực của quan niệm, nên ta chi gặp được hiện
hữu trong một tri giác,nhờ sự ta hiện diện với sự vật.

Về vấn đề này Kant cũng viết những dòng tương tự như thế. Ông cũng

nhấn mạnh vào tính chất của hiện hữu là không thể quan niệm được, nhưng
chỉ có thể nghiệm thấy thôi. “Hiện hữu không phải là một thuộc từ của thực
tại, một cái gì ta có thể thêm vào cho quan niệm sự vật. Hiện hữu chỉ là sự
vật có đấy thôi”

[172]

. Hiện hữu là một cái gì thuộc lãnh vực khác hẳn lãnh

vực quan niệm. Nói như Sartre ngày nay, thì hiện hữu là một thứ “thừa”,
bởi vì quan niệm không “làm ăn” gì được nó: không thêm và cũng không
bớt gì được của nó. Bởi vậy Kant viết: “Xét về nội dung (tức quan niệm),
thì một trăm đồng bạc hiện hữu không hàm chứa cái gì hơn một trăm đồng
bạc có thể có. Những đồng bạc khả hữu (có thể có) thì biểu thị cho quan
niệm trăm đồng bạc, và những đồng bạc hiện có thực sự thì biểu thị cho
trăm đồng bạc và có kèm thêm sự có đây: nếu trăm đồng bạc có thực đây
hàm ý một cái gì hơn quan niệm trăm đồng bạc khả hữu, thì phải nhận rằng
quan niệm kia không biểu thị sự vật một cách đầy đủ, và như thế nó không
còn đáng gọi là quan niệm nữa”

[173]

. Nói cách giản dị: khi tôi nghĩ đến tờ

giấy trăm trong túi, thì tôi cùng có quan niệm “trăm đồng bạc”: như vậy, về
phương diện quan niệm, thì có cái có cũng như cái chưa có đều biểu thị một
quan niệm “trăm đồng bạc”. Nhưng khi thực thì khác khi không có, cho nên
Kant viết một cách hài hước: “Tuy nhiên với một trăm đồng hiện có, tôi
giàu hơn là với quan niệm suông về trăm đồng”

[174]

Như vậy ta thấy: hiện hữu không phải là một quan niệm, cho nên đừng

quên rằng giữa quan niệm về một sự vật và sự hiện hữu của vật đó, còn có
cả một vực thẳm khác biệt. Bởi vậy luận cứ hữu thể học của Descartes

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.