TRIẾT HỌC KANT - Trang 253

bất diệt (immortel). Hơn nữa, ngay chữ bất diệt cũng không phải là một
quan niệm thực sự tích cực, bởi vì nó được cấu tạo bởi chữ bất (không):
như Kant đã chứng minh, “không ai có thể quan niệm cái phủ định một
cách xác định, nếu không dựa vào cái mình chổi và lấy đó làm nền cho sự
mình chối”

[168]

. Thí dụ không nói, không đi, không biết, không cùng v.v...,

mỗi mệnh đề phủ định này đều giả thiết và dựa vào một mệnh đề khẳng
định (có nói, có đi, có biết v.v..). Nếu không có cái có thì không thể có cái
không,
vì phủ định chỉ là gạt đi một cái gì mình đã nhận là có. Bởi vậy “tất
cả các quan niệm phủ định đều là những quan niệm tiếp xuất (concepts
dérivés)”

[169]

. Trong ý đó ta mới hiểu tại sao Kant nghĩ rằng các ý tưởng ta

có về Hóa Công, về Thượng Đế cùng với những tính từ như “cao cả vô
cùng, toàn hảo vô cùng” V.V.. chỉ là những ý tưởng tiêu cực, chứng minh sự
bất lực của lý trí ta
trước sự siêu việt của Ngài. Triết Đông phương còn rõ
hơn trong khi bàn về Ngài, vì ta thường gặp những thành ngữ như: vô thủy
vô chung, vô thanh vô xứ, vô hình vô tượng. Bằng ấy kiểu nói đều chỉ có
một ý nghĩa: Thượng Đế là một thực tại vượt quá khả năng tri thức của ta,
xét như tri thức đây là tri thức khoa học thực nghiệm ta vẫn dùng để nghiên
cứu các thực tại khả giác. Vậy phải tìm đến Ngài do con đường khác. Con
đường của sinh hoạt siêu hình, tức sinh hoạt đạo đức.

Sau khi đã hiểu Kant quan niệm ý thể là gì, và lập trường duy lý của triết

cổ truyền về Thượng Đế, chúng ta có thể lần lượt tìm hiểu 3 lý chứng
(arguments) của thần học duy lý để chứng minh sự hiện hữu của Thượng
Đế. Những lý chứng này chỉ dựa trên những suy luận thuần lý mà thôi, nên
được mệnh danh là những luận cứ (preuves). Đó là: luận cứ hữu thể học
(preuve ontologique), luận cứ vũ trụ học (preuve cosmologique) và luận cứ
nhiên thần học (preuve physicothéologique).

A. LUẬN CỨ HỮU THỂ HỌC VÀ PHÊ BÌNH CỦA KANT
Luận cứ này xuất hiện lần đầu tiên một cách khá chặt chẽ dưới ngòi bút

của thánh Anselme (1033 - 1109). Nhưng các học giả nghĩ rằng nét chính
của luận cứ này đã có trước thánh Anselme, đã trở nên quá quen thuộc và
ngài chỉ có công mặc cho nó cái hình thức luận lý thôi. Dầu sao luận chứng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.