Ý nghĩa thứ hai của chữ ý thể của Kant làm cho danh từ này sát lại gần
chữ lý tưởng-. “Sự khôn ngoan và nhân đức là những ý tưởng. Còn hiền
nhân quân tử lại là một ý thể, một lý tưởng, bởi vì một người như thế chỉ có
trong ý tưởng ta thôi, nhưng nó rất thích ứng với ý tưởng ta có về sự khôn
ngoan”
. Khi nghe ai nói đến những chương trình quá tốt đẹp, nhưng
khó lòng thực hiện, ta cũng thường đưa ra nhận định: “Đó chỉ là một lý
tưởng”.
Trở lại ý nghĩa thứ nhất của chữ ý thể, và đó là ý nghĩa được Kant dùng
trong sách của ông. Ta thấy ông so sánh quan niệm, ý tưởng và ý thể: quan
niệm là cái khuôn rỗng, nhưng ta có thể đem áp dụng nó vào những vật cụ
thể; ý tưởng cũng là quan niệm, nhưng là loại quan niệm không thể kèm
theo trực giác, cho nên không thể đem áp dụng vào thực nghiệm được ; ý
thể lại còn xa thực tại khả giác hơn cả ý tưởng, vì vậy mà càng xa những gì
ta có thể kinh nghiệm. Kant viết: “Tôi gọi ý thể là một cái gì xa thực tại
khách quan hơn cả ý tưởng”
. Nhắc lại định nghĩa của chữ ý thể trên kia
(“ý thể là một ý tưởng không những hiện hữu một cách cụ thể, in concreto,
mà còn hiện hữu một cách cá vị, in individuo nữa”): Kant dùng hai thành
ngữ La văn cổ truyền để diễn tả hai đặc tính của ý thể. Thành ngữ in
concreto nói lên tính chất hiện hữu cụ thể và thực sự của hữu thể. Còn
thành ngữ in individuo nói lên tính chất cá vị và duy nhất của hữu thể,
chẳng hạn như trong triết của Platon thì chỉ có một Chân, một Thiện, một
Mỹ, một Giường, một Lớn, một Bé v.v.., vì mỗi thực thể này thâu gồm tất
cả bản tính của loại nó, theo nghĩa “Giường là một bản thể mà tất cả bản
tính chỉ là giường”. Trong định nghĩa vừa đây, cả hai chữ “tất cả” và “chỉ
là” cùng hết sức quan trọng, vì chúng quyết rằng tất cả những gì thiện đều
gồm trong Thiện và tất cả những gì là giường đều gói gọn trong Giường.
Bây giờ ta mới thấy tại sao Kant nói ý thể còn xa thực tại hơn cả ý tưởng.
Ta có thể có biểu tượng về những ý tưởng suông, nhưng ta không có biểu
tượng tích cực nào về các ý thể. Chẳng hạn một danh từ đơn sơ như chữ
“không khả diệt” (non-mortel): chữ không chỉ chối thôi, chứ không mang
lại một nội dung nào như ta tưởng. Cho nên không khả diệt chưa có nghĩa là