CHƯƠNG I KANT ĐẶT VẤN ĐỀ SINH HOẠT
ĐẠO ĐỨC THẾ NÀO ?
Cuốn Phê bình lý trí thuần túy xuất bản năm 1781, và cuốn Phê bình lý
trí thực hành năm 1788. Giữa quãng đó, Kant cho xuất bản cuốn “Những
nền tảng của khoa Siêu hình học về luân thường” (Fondements de la
Métaphysique des moeurs), năm 1785. Tuy nhiên không phải mãi năm 1788
hay 1785 ông mới lưu tâm đến vấn đề sinh hoạt đạo đức: theo những tài
liệu chắc chắn, tức những trang ông viết từ năm 1753 và được Reicke xuất
bản dưới nhan đề “Lose Blaetter aus Kant Nachlass”, thì như nhận định
của Gs Alquỉé: “Những trang này cho thấy rằng ngay từ hồi đó Kant không
chấp nhận một chút gì giống nhau giữa nhân đức và các sự tốt lành khác:
điều này báo trước chủ trương của ông về thiện chí, coi thiện chí là yếu tố
đạo đức duy nhất”
. Nếu lấy năm 1770 làm khởi điểm thuyết phê bình
của Kant, thì dễ thấy ông đã có kinh nghiệm siêu hình học trước khi khởi sự
xây dựng công trình phê bình của ông.
Trong phạm vi tập biên khảo nhỏ này, chúng ta sẽ nghiên cứu hai cuốn
được coi là căn bản cho khoa siêu hình học của Kant, tức khoa đạo đức học
của ông. Chúng ta sẽ rảo qua cuốn “Những nền tảng của khoa Siêu hình
học về luân thường”, rồi dừng lại lâu hơn nơi cuốn Phê bình lý trí thực
hành.
Nhìn tổng quát hệ thống triết học Kant, ta thấy ông quan niệm khác các
triết gia đi trước. Nơi bài Tựa cuốn “Những nền tảng”, ông biện minh cách
phân chia của ông như sau: “Triết học Hy lạp xưa được chia làm 3 môn: Vật
lý học, Đạo đức học và Luận lý học. Cách phân chia này đúng với bản tính
sự vật, và không cần tìm cách hoàn bị thêm nữa; tuy nhiên cần bàn thêm
nguyên tắc về sự phân chia đó, để ta có thể vững tâm về sự hoàn bị đó,
đồng thời nếu cần thì sẽ xác định thêm những sự phân loại chi tiết hơn. —
Tất cả mọi tri thức của trí tuệ đều chia làm tri thức chất thể khi liên can đến
những đối tượng, và tri thức hình thức khi chú trọng đến hình thức của trí
năng cùng là những định luật của công việc suy tưởng nói chung, không