TRIẾT HỌC KANT - Trang 395

một biểu tượng thường nghiệm nào về nó, đó là quan niệm về tự do là quan
niệm đến với ta nơi đây”

[238]

. Thực vậy, với lý trí chúng ta mới chỉ có thể

quan niệm rằng có “nguyên nhân tự do” theo nghĩa một cái gì không phát
sinh theo luật nhân quả tất định của thiên nhiên, nay với quan niệm về tự do
nơi con người ta mới thấy một hiện hữu tự thân như thế là có thực. Bởi vậy
tất cả cuốn Phê bình lý trí thực hành có thể được coi là một luận đề về tự
do. Và chúng ta xây dựng Chương II này với 3 Tiết: Tự do và quy luật đạo
đức, - Tự do và tự chủ, - Tự do và đối tượng của sinh hoạt đạo đức.

TIẾT I: TỰ DO VÀ QUY LUẬT ĐẠO ĐỨC.

Cũng như tri thức khoa học dựa trên luật tất định của thiên nhiên, thì đây

tất cả tri thức ta có về quy luật đạo đức sẽ dựa trên bản chất tự do của con
người.
Hai lãnh vực, hai thứ thực tại khác nhau. Vậy những suy niệm của
Kant về quy luật đạo đức sẽ hoàn toàn tuỳ thuộc vào quan niệm của ông về
tự do. Đúng như ông viết nơi cuối bài Nhập đề cuốn Phế bình lý trí thực
hành:
“Bây giờ chúng ta phải lo nghiên cứu về ý chí con người trong tương
quan với tính chất nguyên nhân của nó. Cái luật nhân quả bằng tự do
(causalité pas liberté), tức nguyên tắc thực hành thuần túy, sẽ nhất thiết là
khởi điểm và nó sẽ xác định cho ta biết những đối tượng mà nguyên tắc này
được áp dụng

[239]

.

Như vậy ý chí tự do của con người là khởi điểm của những nghiên cứu

về đạo đức học. Với lý trí, chúng ta chỉ mới có ý niệm về những hữu thể tự
do, còn khi thấy con người thực sự có thể tự ý làm điều lành hay làm điều
ác,thì ta được chứng nghiệm lần đầu tiên rằng con người là một hiện hữu tự
do. Nói cách khác, với kinh nghiệm về sự ta có thể tự quyết làm thiện hay
làm ác, thì bản chất tự do của con người không còn là một ý niệm nữa,
nhưng đã trở thành một thực tại hiển nhiên. “Xét về phương diện biểu
tượng, thì quan niệm lý trí thực hành (tức ý chí) đã dẫn ta tới quan niệm tự
do như một cái gì nhất thiết liên hệ với quan niệm ý chí, nhưng không có
nằm trong quan niệm đó. Tuy nhiên quan niệm tự do chỉ là một ý tưởng của
lý trí thuần túy thôi, và sẽ chỉ là một ý tưởng nghi vấn, nếu quy luật đạo đức
không dạy cho biết rằng ta là những hữu thể tự do. Như thế chính nhờ quy

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.