TRIẾT HỌC KANT - Trang 397

đức, là quyết định theo lý trí một cách tuyệt đối, không vị kỷ, không thiên
tư, bởi vì ta chỉ xét đến hành động đó trong hình thức nguyên tắc của nó.
Nhân đó Kant viết: “Những mệnh lệnh (của quy luật đạo đức) có một giá trị
khách quan, và chúng hoàn toàn khác với những châm ngôn vì châm ngôn
là nguyên tắc chủ quan”

[241]

.

Định lý II. “Tất cả các nguyên tắc thực hành chất thể đều thuộc về một

loại và được đặt dưới nguyên tắc tổng quát của tự ái hoặc hạnh phúc bản
thân”

[242]

. Kant đã bàn luận khá đủ về điểm này khi phân biệt hai khả năng

ước muốn, tức hai hình thức của ý chí: khả năng ước muốn thượng đẳng khi
con người quyết hành động chỉ vì bổn phận và lý trí, và khả năng ước muốn
hạ đẳng khi con người hành động vì những lợi ích vật chất hay tinh thần,
tiền tài hay danh vọng, lợi ích cá nhân mình hay lợi ích của đoàn thể mình.
Có những người chỉ nghĩ đến bản thân, sao cho thoả mãn dục vọng của cái
thân họ, không nghĩ gì đến gia đình và thân thuộc. Những người khác biết
nâng lên cao hơn: họ nghĩ đến cha mẹ anh em, nhưng không nghĩ xa hơn,
nên những quyết định của họ vẫn có tính cách “ích kỷ hại nhân”, lợi cho gia
đình họ mà có hại cho xã hội. Sau hết có những người đạt đến mức cao hơn
nữa: họ biết nghĩ đến dân tộc và quốc gia họ, và họ không làm điều gì khả
dĩ sinh thiệt hại cho dân tộc và cho thân nhân họ. Cái mức trọn lành của
những người này thực là đáng kính, nhưng họ chưa được coi là đạt đạo,
chưa hành động theo quy luật đạo đức: họ vẫn hành động vì những lợi ích
của đoàn thể, mặc dầu quốc gia dân tộc là đoàn thể lớn lắm. Thiếu gì những
người vì óc quốc gia quá khích đã sai lầm tai hại khi phán đoán hành vi của
dân tộc họ đụng với những lợi ích chính đáng của dân tộc khác. Bênh dân
tộc mình, một cách không chính đáng thì cũng mắc tội thiên vị như khi
bênh một người thần khi người này tranh chấp với một người khác.

Vậy muốn vượt lên khỏi những sui siểm của tự ái và tư lợi, chúng ta phải

nghĩ đến cả nhân loại như nghĩ đến một đoàn thể duy nhất: nhân đó Kant tự
xưng là “công dân của thế giới”, và những ai muốn sống thực sự xứng
danh con người cũng phải làm như ông, phải vượt lên trên những biên giới
nhỏ hẹp để nhìn tất cả mọi người trên một căn bản công bình: ai cũng là

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.