TRIẾT HỌC KANT - Trang 514

phương diện tin tưởng, chứ không thuộc phương diện tri thức. Bởi đó Kant
mới dùng chữ “đối tượng nói chung” ở câu trên đây. Đối tượng nói chung
là đối tượng không có nội dung khả giác. Tuy không là một tri thức thực
nghiệm, những quan niệm kia cũng có tính chất rõ ràng và chắc chắn: “Đó
không phải là những phạm trù rỗng, nhưng là những phạm trù có ý nghĩa,
và như thế quá đủ cho đối tượng của lý trí thực hành”

[356]

. Phạm trù có ý

nghĩa là phạm trù có nội dung (chứ không rỗng), và đây là những nội dung
siêu hình. Và con người phải nghiêm chỉ giữ đúng bản chất của những quan
niệm siêu hình này, mới trông thoát được những hình thức tôn giáo quá
nhân ảnh, “căn nguyên phát sinh không biết bao nhiêu là dị đoan và mê tín”

[357]

.

Chúng ta có thể kết thúc với hai ý tưởng nữa của Kant: a) Con người là

một bản chất tự do, cho nên tôn giáo là một lời mời gọi của Thượng Đế gửi
đến và mong con người chấp nhận: cư xử với con người, Thượng Đế luôn
kính trọng sự tự do của con người, coi con người là một cứu cánh tự thân:
Ngài không bao giờ chỉ coi con người như một phương tiện, nhưng vẫn coi
con người là cứu cánh cho chính con người ; bởi vậy bản tính con người nơi
bản thân chúng ta phải được coi là một cái gì thiêng liêng đối với ta, vì con
người là chủ thể của quy luật đạo đức và của những gì được coi là thánh
thiện”

[358]

; b) Lý trí thực hành đã mang lại cho ta niềm tin có linh hồn bất

tử và Thượng Để. Niềm tin này phát xuất từ niềm tin ta có về sinh hoạt tự
do và của con người. Bởi vậy chứng minh của Kant được coi là có giá trị
hơn
những luận cứ dựa trên lý trí lý thuyết mà ta đã gặp trong cuốn Phê
bình lý trí thuần túy
: không những vì lý trí thực hành được coi là càn bản và
quý trọng hơn lý trí lý thuyết, nhưng vì những luận cứ lý thuyết không
thuyết phục được ta và không chuyển được sinh hoạt đạo đức của ta; ngược
lại, niềm tin vào Thượng Đế nằm trên cùng một con đường của niềm tin ta
có về ý nghĩa cuộc đời con người

[359]

. Tuy nhiên niềm, tin này có tính chốt

tự do theo cả hai nghĩa chữ tự do: không có gì cưỡng bách ta tin như thế, trừ
chính lý trí của ta; và ý nghĩa thứ hai của tự do là ta có thể thực hành hay
không thực hành, nghĩa là ta vẫn bị cám dỗ không tin. Cũng như trên kia,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.