TRIẾT HỌC TÂY PHƯƠNG TỪ KHỞI THỦY ĐẾN ĐƯƠNG ĐẠI - Trang 1575

Nhưng hỡi các anh em, hãy nói ta nghe, đứa trẻ thơ có thể làm điều gì mà con
mãnh sư đã không thể làm được? Tại sao con mãnh sư dữ tợn phải biến thành trẻ
thơ?

Trẻ thơ là sự ngây thơ và quên lãng, một sự tái khởi miên viễn, một trò chơi, một
bánh xe quay vòng quanh mình, một vận chuyển đầu tiên, một tiếng "Vâng" linh
thánh.

Vâng, hỡi các anh em, đối với trò chơi sáng tạo, cần phải có một tiếng "Vâng"
linh thánh. Ý chí riêng của chính mình, đấy chính là điều mà hiện giờ tinh thần
mong muốn, thế giới riêng của chính mình, đấy là điều mà kẻ đánh mất thế giới
muốn chiếm được.

Ta đã nêu ra với các anh em ba sự hoá thân của tinh thần: làm thế nào tinh thần
trở thành lạc đà, làm thế nào lạc đà biến thành sư tử, và cuối cùng, làm thế nào sư
tử trở thành trẻ thơ".

Zarathustra đã nói như thế. Và, vào lúc này, Zarathustra cư ngụ trong thành phố
mà người ta gọi là thành phố Con Bò Tạp Sắc.

Friedrich NIETZSCHE, Zarathustra đã nói như thế.

VỀ NHỮNG CON ĐƯỜNG CỦA KẺ SÁNG TẠO

Hỡi người anh em, mi có muốn bước vào trong nỗi cô đơn hiu hắt? Mi có muốn
tìm kiếm con đường dẫn đến bản lại diện mục của mi? Hãy nấn ná và lắng nghe
ta nói.

"Kẻ nào đi tìm thì dễ đánh mất chính mình. Mọi cô đơn đều là tội lỗi": đám đông
nói như thế. Và mi đã là thành phần của đám đông trong một thời gian dai dẳng.

Giọng nói đám đông vẫn còn vang dội trong đáy sâu tâm hồn mi. Và khi mi bảo:
"Ta không cùng chung ý thức với các ngươi nữa", thì đó chính là một lời than van
đau đớn.

Bởi vì cũng chính ý thức chung ấy sinh ra nỗi đau này; tia sáng nhạt nhoè cuối
cùng của ý thức ấy vẫn còn chiếu dọi trên nỗi buồn của mi.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.