TRIẾT HỌC TÂY PHƯƠNG TỪ KHỞI THỦY ĐẾN ĐƯƠNG ĐẠI - Trang 423

Đại Học Thời Trung Cổ

Việc tạo ra các đại học là một hiện tượng khá trễ. Một số vùng ở châu Âu - như
nước Đức - trước thế kỷ mười bốn chưa có trường đại học. Nguồn gốc các đại
học Paris và Oxford - ngay từ đầu là hai đại học chính về triết học - thì khá phức
tạp. Ở Paris mọi sự bắt đầu bằng sự công nhận một hình thức tự trị nào đó của
thầy giáo và học trò đối với pháp chế của nhà vua: một cuộc bạo động của sinh
viên tiếp theo là một cuộc đàn áp quá thô bạo của cảnh sát đã khởi động sự đe
doạ tổng đình công, khiến vua Philippe Auguste ban đặc quyền cho trường học từ
nay chỉ phải phục tùng pháp chế của giáo hội (1200); bước thứ nhì được vượt qua
khi, vào năm 1209, theo gợi ý của giáo hoàng Innocent III, cộng đồng các giáo sư
và sinh viên Paris, được mời đến để tự đề ra quy chế cho họ, giành được quyền tự
soạn thảo quy chế licentia docendi: được công bố năm 1215 bởi Robert de
Courson, được xác nhận năm 1231 bởi giáo hoàng Grégoire IX và sắc lệnh
Parens scientiarum (hay Đại hiến chương), những quy chế này bảo đảm sự tự trị
dứt khoát cho Đại học, thoát khỏi sự kiểm soát của nhà vua cũng như của giám
mục.

Đại học Paris được tổ chức thành các nhóm dân (nations) với những khoa
(facultés): văn nghệ, y học, luật học, thần học. Khoa văn nghệ là người kế thừa
trực tiếp các trường dạy biện chứng pháp từ thế kỷ mười hai. Tại đó người ta dạy
các môn lô-gích học, vật lý học, siêu hình học, tâm lý học, đạo đức học. Khoa
này lúc đầu bị lệ thuộc vào khoa thần học nhưng dần dà những thầy giáo và sinh
viên của khoa này càng ngày càng muốn độc lập hơn và muốn chứng tỏ phẩm giá
của "triết gia". Các "nhóm dân tộc" tập hợp các nhà giáo và sinh viên cùng quê
quán - Đại học Paris có bốn nhóm: nhóm Pháp, nhóm Normande, nhóm Picarde
và nhóm Anh. Người ta đến từ khắp châu Âu: nhóm dân là môi trường tự nhiên
kết hợp những đặc thù và những sai biệt. Trong cái thế giới đó, không thiếu
những xung đột theo phạm trù (les conflits catégoriels). Việc giao ghế giảng sư
cho các tu sỹ dòng Dominicains và các tu sỹ dòng Franciscains là một thí dụ. Vào
mùa xuân năm 1253, giáo chức của đại học Paris quyết định đình công để phản
đối sự thiếu trung thực ở đại học. Nhưng các tu sỹ dòng Franciscains không hợp
tác. Thế là nổ ra những cuộc tranh luận, bút chiến kịch liệt, đưa đến bình diện ý

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.