Albert chống lại thuyết định mệnh (le fatalisme) và thuyết tất định tinh tú (le
déterminisme astral) đang thắng thế vào thế kỷ mười bốn, nơi các thầy thuốc và
các chiêm tinh gia (astrologues) của nước Ý.
Luận đề thứ ba của họ cho rằng ý chí con người muốn và lựa chọn dưới sự cưỡng
chế của tính tất yếu.
Chỉ có kẻ nào hoàn toàn dốt nát mới có thể nói điều đó. Tất cả những lập luận,
tá6t cả những lời dạy đạo đức của các bậc hiền giả xưa nay đều cao giọng khẳng
định mạnh mẽ rằng chúng ta làm chủ những hành động của mình và rằng đó là
điều khiến chúng ta đáng được ca ngợi hay đáng bị chê trách. Khi nghị luận về
linh hồn là gì, tất cả các triết gia đều nhất trí phân biệt nó với thiên nhiên bởi sự
kiện rằng thiên nhiên chỉ tự sản sinh một loại hiệu quả, trong khi linh hồn tự mình
có thể đảm đưông nhiều loại hành động, ngay cả những hành động mâu thuẫn
nhau và rằng chính nó có khả năng chọn lựa giữa chúng. Vậy nhưng tất cả
chuyện ấy là sai nếu con người muốn điều nó muốn dưới hiệu ứng của tính tất
yếu và nếu nó chọn lựa điều nó chọn lựa dưới hiệu ứng của tính tất yếu.
Ngoài ra, nếu luận đề của họ là đúng, thì ý chí sẽ chẳng còn là ý chí. Chỉ cần đọc
lại Hermès Trismégiste hay Aristote đủ thấy điều đó. Hay những ai đã biết phân
biệt mười cặp nguyên nhân (1) - sự phân biệt trong đó ý chí luôn luôn là chính
nó, rõ ràng khác biệt với thiên nhiên.
Ngoài ra, nếu người ta chấp nhận luận đề của họ, thời vận sẽ không còn có thể coi
như một nguyên nhân can thiệp vào những sự việc thuộc về sự chọn lựa trong khi
mà, tuy thế, thời vận lại không thể đi đôi với tính tất yếu - lúc đó, hầu như toàn bộ
quyển hai của bộ Vật lý học sẽ phải được coi như thiếu cơ sở.
Về sự kiện đồng hoá ý chí với lựa chọn tự do, trong khi mà sự lựa chọn không
bao giờ là sự kiện duy nhất của ý chí, điều này chưa bao giờ là một luận đề triết
lý, và nói vắn tắt, chuyện ấy phi lý đến độ không xứng đáng để trả lời.
Giờ đây nếu họ muốn nói đến định mệnh và ảnh hưởng chòm sao, mà theo lời các
nhà thơ, lôi kéo ý chí không thể cưỡng lại, đấy chỉ là cách nói của kẻ bất lực, và
không loại trừ ẩn ý ma mãnh. Thực tế là, ngay từ những trang đầu của quyển sách
gọi là Alarba trong tiếng Ả Rập và Quadripartitum (2) trong tiếng Latinh, đã