TRIẾT HỌC TÂY PHƯƠNG TỪ KHỞI THỦY ĐẾN ĐƯƠNG ĐẠI - Trang 420

Thánh Albert

(1200 - 1280)

Được phong thánh bởi Giáo hoàng Pie XI vào năm 1931, rồi được tôn phong lên
hàng thánh bảo trợ các khoa học về thiên nhiên bởi Giáo hoàng Pie XII vào năm
1941, Albert de Lauingen trước hết là nhà bình luận lớn nhất về Aristote ở thời
Trung cổ, một nhà bách khoa trước khi có từ này, người nắm vững toàn bộ tri
thức triết lý và khoa học của thời đại mình, chủ yếu từ các nguồn Ả Rập.

Vào dòng tu Dominicains trong những năm 1220, là người Đức đầu tiên trở thành
giảng sư thần học tại đại học Paris (1245 - 1248), rồi giáo sư tại đại chủng viện
dòng Dominicain ở Cologne (nơi ông có người học trò lỗi lạc là Thomas
d’Aquin, ông là chánh xứ củaTeutonia từ 1254 đến 1257, giám mục Ratisbonne
và những xứ nói tiếng Đức khác, rồi, sau nhiều lần lưu trú ở Wrzburg (1264) và
Strasbourg (1267), sống những ngày cuối đời ở Cologne và mất tại đó vào năm
1280.

Là người say mê triết học Aristote, thánh Albert cũng có cùng dự tính triết học
như Boèce: "Truyền bá Aristote cho người Latinh". Sự nghiệp đồ sộ của ông ôm
choàng mọi lãnh vực của thần học và triết học.

KHẢO LUẬN MƯỜI LĂM VẤN ĐỀ (1270)

Con người và định mệnh

Ngày 10 tháng 12, 1270, Étienne Tempier, giám mục thành Paris, cấm giảng dạy
mười ba luận đề triết học. Một thời gian ngắn trước đó, một tu sỹ ở Paris, Gilles
de Lessine, đã gửi đến Albert một danh sách tương tự, yêu cầu ông phản bác
những điều sai lầm được giảng dạy bởi các ông thầy ở phân khoa nghệ thuật. Câu
trả lời của ông, được soạn ra một thời gian ngắn trước cuộc lên án, là câu trả lời
của một nhà thần học cởi mở đối với những luận đề của các triết gia.

Chống lại thuyết định mệnh

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.