chết. Vua không ngừng trưng thu thuế, trăm họ đã mệt mỏi, vua cũng
ắt diệt vong, Tề Hậu Chủ là như vậy. Vậy thì Thiên Nguyên hoàng đế
và Tề Hậu Chủ, bọn họ hơn kém nhau thế nào?
Ngụy Trưng đáp:
− Hai ông vua này tuy đều là mất nước, nhưng hành vi của họ
khác nhau. Tề Hậu Chủ yếu đuối, chính lệnh triều đình không thống
nhất, nước nhà không có pháp chế, cuối cùng dẫn đến diệt vong. Thiên
Nguyên hoàng đế tính tình hung bạo ngang ngược, thưởng phạt do
mình, độc đoán chuyên quyền, nguyên nhân mất nước đều là ở bản
thân ông ta. Xét theo tình hình này, Tề Hậu Chủ kém hơn.
✽✽✽
Năm Trinh Quán thứ mười một, Thị ngự sử Mã Chu dâng sớ luận
bàn về chính lệnh thời bấy giờ:
Thần quan sát lịch sử các thời trước, xét từ tình hình nhà Hạ, nhà
Ân, nhà Chu và nhà Hán thống nhất thiên hạ, việc truyền ngôi kế thừa
của đế vương, lâu dài thì được hơn tám trăm năm, ngắn thì cũng được
bốn năm trăm năm, đều là nhờ tích đức, công nghiệp, ân đức tồn lưu
trong lòng trăm họ. Lẽ nào không từng có quân vương tà ác, có điều
nhờ ân đức của vua hiền đời trước mà được miễn tội mà thôi. Từ
Ngụy, Tấn cho đến nhà Bắc Chu, nhà Tùy, việc truyền ngôi dài thì
được năm sáu chục năm, ngắn thì chỉ được hai ba chục năm là diệt
vong, quả thực là vì quân vương dựng nghiệp không tập trung vào
việc đẩy mạnh giáo hóa ân đức, khi đó chỉ có thể giữ lấy ngôi vua của
mình, trăm họ đời sau không có ân đức tiên vương lưu lại để nhớ. Cho
nên việc giáo hóa chính trị của quân vương kế vị có suy giảm, một
người đứng lên tạo phản là nước nhà tan rã. Nay bệ hạ tuy bình định
được thiên hạ nhờ công tích của bề tôi, nhưng thời gian tích đức ngắn,
quả thực cần xem xét đẩy mạnh đức hạnh của các ông Vũ, Thang, Văn
Vương, Võ Vương, thi hành rộng rãi việc giáo hóa ân đức, làm cho ân
đức dư thừa, làm nền tảng truyền lại cho con cháu đời sau. Làm sao có