Ngụy Trưng nói:
− Người Ân coi trọng giản dị chất phác, có tình nghĩa, anh chết
truyền cho em. Từ nhà Chu đến nay, lập Thái tử thì lập con trưởng để
dập tắt suy nghĩ không đúng bổn phận của con thứ, chặn đứng căn
nguyên họa loạn. Người trị nước phải thật cẩn thận về điều này.
Thái Tông chấp nhận tấu thỉnh của Vương Khuê.
✽✽✽
Ngày Quý Sửu tháng 12 năm Trinh Quán thứ mười bốn, Thái
Tông nói với các thị thần:
− Hôm nay là sinh nhật của trẫm, dân gian cho rằng sinh nhật có
thể vui chơi thoải mái, nhưng trẫm lại nghĩ đến cha mẹ. Làm vua của
thiên hạ, có sự giàu có của bốn biển, muốn được phụng dưỡng cha mẹ
lại không được nữa. Tử Lộ ôm mối di hận không được cõng gạo cho
cha mẹ, thực là có lý. Huống hồ “Kinh thi’ viết: “Thương cho cha mẹ
ta, sinh ta thật lao khổ”. Sao có thể tổ chức yến ẩm vui vẻ trong khi
cha mẹ lao khổ, thế là vi phạm lễ pháp.
Vì việc này, Thái Tông đã khóc.
✽✽✽
Thái thường thiếu khanh Tổ Hiếu Tôn dâng bài nhã nhạc mới của
ông lên Thái Tông. Thái Tông nói:
− Chế lễ làm nhạc vốn là do thánh nhân bắt chước trời đất để thi
hành giáo hóa, dùng để trói buộc tiết chế con người, sự tốt xấu của
chính trị sao có thể là do âm nhạc được?
Ngự sử đại phu Đỗ Yêm đối đáp:
− Sự hưng vong của đời trước quả thực là do âm nhạc. Khi nhà
Trần sắp diệt vong thì có bản “Ngọc thụ hậu đình hoa”; khi nhà Nam
Tề sắp diệt vong thì có bản “Bán lữ khúc”, người đi trên đường nghe