dòng dõi tôn quý, không coi trọng lễ nghi, chỉ biết đòi tài vật, gả con
gái nhất định phải giả cho nhà giàu. Còn có những người mới làm
quan và người có tiền, ngưỡng mộ tổ tông của những người này, tranh
nhau kết thân với họ, tặng cho nhiều vàng bạc lụa là, như thể mua bán.
Có người thuộc dòng dõi thấp hèn, bị sỉ nhục về quan hệ thông gia; có
người khoe khoang dòng dõi ngày xưa, không biết lễ giáo. Những thói
xấu này đã tích thành phong tục, đến nay chưa hết, đã loạn nhân luân,
lại tổn hại đến danh giáo. Trẫm sớm tối cẩn trọng cảnh giác, suy nghĩ
đạo trị nước, những việc có hại đời trước đều ngăn cản loại bỏ, chỉ có
thứ phong khí xấu này là chưa thể hoàn toàn thay đổi. Từ nay về sau,
cáo thị rõ ràng, để mọi người hiểu, nhất định phải hợp với lễ giáo, hợp
với tâm ý của trẫm.
✽✽✽
Con trai của Lễ bộ thượng thư Vương Khuê tên là Kính Trực, lấy
con gái của Thái Tông là Nam Bình công chúa. Vương Khuê nói:
− Sách “Nghi lễ” có lễ tiết con dâu bái kiến cha mẹ chồng, từ thời
cận đại đến nay phong tục bại hoại, công chúa xuất giá, lễ tiết bái kiến
cha mẹ chồng đều phế bỏ. Nay hoàng đế anh minh, mọi hành vi đều
tuân theo pháp chế, ta tiếp nhận sự bái kiến của công chúa, lẽ nào là vì
vinh dự của bản thân, chỉ là lấy đó để tác thành cho mỹ đức của nước
nhà mà thôi.
Thế là cùng vợ ngồi lên ghế cha mẹ chồng, lệnh cho công chúa
đích thân cầm khăn, hành lễ rửa tay ăn uống, lễ xong mới được lui ra.
Thái Tông nghe nói khen hay. Từ đó về sau, công chúa được gả đến
gia đình cha mẹ chồng đều phải giữ lễ tiết như vậy.
✽✽✽
Năm Trinh Quán thứ mười hai, Thái Tông nói với các thị thần: